Bình giảng 2 khổ cuối bài thơ Sóng | Làm văn mẫu


Bình giảng 2 khổ cuối bài thơ Sóng | Làm văn mẫu

Hướng dẫn

(Văn lớp 12) – Em hãy bình giảng 2 khổ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

(Bài phân tích thơ của bạn Nguyễn Như Mai lớp 12A9 trường THPT Hùng Vương).

BÀI LÀM

Nói đến các nữ thi sĩ hiện đại, chắc chắn không thể thiếu cái tên Xuân Quỳnh. Đời người và đời thơ Xuân Quỳnh trắc trở, truân chuyên, không ít lần chịu tổn thương. Bài “Sóng” của Xuân Quỳnh như tiếng lòng khát khao được sống cuộc đời hạnh phúc và tròn vẹn. Trong đó, hai khổ thơ cuối phản ánh rõ chân dung nữ thi sĩ:

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa”

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

Xuân Quỳnh (1942-1988), người Hà Đông, mảnh đất quê lụa có những người phụ nữ khéo léo, duyên dáng, đằm thắm. Từ nhỏ Xuân Quỳnh mồ côi mẹ, sống cùng bà nội. Do đó, thơ Xuân Quỳnh thường là những khao khát tình yêu và hạnh phúc mái ấm gia đình mà cả đời thi sĩ mong ước.

Bài thơ “Sóng” ra đời sau chuyến đi công tác của Xuân Quỳnh ở biển Diên Điềm năm 1967. Khác với các nhà thơ cùng thời, Xuân Quỳnh không viết về cuộc chiến tranh dân tộc, nữ thi sĩ trở về với tình yêu đôi lứa và khao khát hạnh phúc gia đình. Từ đó, nhà thơ nói lên vẻ đẹp tâm hồn và nỗi lòng của biết bao người phụ nữ Việt Nam.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn

>>>Xem thêm: Bình giảng 2 khổ thơ cuối bài thơ Sóng

Hai khổ thơ cuối bài thơ là vẻ đẹp của người phụ nữ thời hiện đại. Vẻ đẹp của người phụ nữ thời đại mới là sự chủ động sống và yêu hết mình vì người mình yêu.

Trước hết, Xuân Quỳnh thể hiện quan điểm: người phụ nữ hiện đại khi yêu luôn khát khao tình yêu lớn lao:

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa”

Xuân Quỳnh nhắc đến vô hạn của thời gian và sự hữu hạn của cuộc đời. Cách nói phủ định “tuy” – “vẫn”, “dẫu” – “vẫn” như thể đang lí luận, soi xét tỉ mỉ để tìm ra phương cách nào đó chống lại sự hữu hạn của cuộc đời.

Trước đó, Xuân Diệu cũng đã quan niệm về sự hữu hạn của cuộc đời:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân đã già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian”

(“Vội vàng”)

Cũng như Xuân Diệu, Xuân Quỳnh ý thức được sự hữu hạn của tuổi trẻ và đời người. Chỉ có điều, Xuân Diệu chọn cách yêu gấp gáp, sống “vội vàng” còn Xuân Quỳnh muốn khắc phục nghịch cảnh để đạt tới sự vĩnh hằng.

Với việc hóa thân vào hình ảnh con sóng để theo bước ra biển lớn theo đúng quy luật, Xuân Quỳnh muốn khẳng định rằng: muốn chiếm lĩnh cuộc đời phải hóa thân trong tình yêu lớn lao để đạt sự vĩnh hằng cũng như sóng phải ra biến hóa thân vào biển để được bất tử “ngàn năm”:

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu

“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

Khao khát được “tan ra” thành “trăm con sóng” là khao khát được hóa thân cao nhất của người phụ nữ. Và biển kia không phải là biển nước thông thường, nó là biển cả tình yêu, là tình yêu lớn lao, vĩ đại. Chính hai chữ tình yêu đã nhấn mạnh thêm một quan điểm nữa của Xuân Quỳnh: trên đời này không có gì bất tử vĩnh viễn ngoài tình yêu.

Tóm lại, hai khổ thơ cuối bài thơ “Sóng” đạt được nhiều thành công trong cách sáng tạo ngôn từ, gieo vần, dùng câu, giọng thơ linh hoạt, hình ảnh giàu sức biểu tượng, đậm chất triết lí… Qua đó, Xuân Quỳnh thể hiện khao khát tình yêu và ca ngợi tâm hồn giàu đức hi sinh của người phụ nữ hiện đại.

Nhìn chung, vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp truyền thống và hiện đại. Trong đó, vẻ đẹp hiện đại bình dị mà cao cả. Đó là lí do mà người ta yêu thơ Xuân Quỳnh. Tưởng chuyện nhỏ nhặt mà lại hóa chung, tưởng chuyện riêng tư mà mang đậm triết lí lớn lao của đời người.

>>> XEM THÊM:

  • phân tích khổ thơ đầu bài thơ việt bắc

  • phân tích khổ cuối bài thơ đất nước

  • phân tích nhân vật tnú của trong tác phẩm rừng xà nu

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan