Bình giảng bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão


Bình giảng bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Bài làm

Phạm Ngũ Lão là con rể của Trần Hưng Đạo, ông quê ở Hưng Yên, là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần. Phạm Ngũ Lão là một võ tướng nhưng ông lại thích văn thơ. Ông có nhiều bài thơ hay, trong đó phải kể đến bài thơ “Tỏ lòng”. Nguyên tác bài thơ được viết bằng chữ Hán và bản dịch đều theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

Qua bài thơ, hình tượng con người thời Trần được hiện lên rõ nét qua các câu thơ

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu”

Dịch nghĩa

“Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu

Ba quân như gấu hổ, át cả sao Ngưu Đẩu.”

Nhìn vào hai câu thơ trên, so với nguyên tác và bản dịch chúng ta đã thấy sự khác nhau. Ở câu thứ nhất, cách dịch chưa hoàn toàn chuẩn xác: “hoành sóc” không phải là “múa giáo”, mà là “cầm ngang ngọn giáo”, có bản dịch là cắp giáo. Có lẽ người dịch “múa giáo” cho hợp với thể thất ngôn chăng? Câu thơ thứ hai có hai cách hiểu: ngưu có thể hiểu là con trâu hoặc tên của một vì sao- sao ngưu (theo truyền thuyết phương Đông), đọc chệch đi là ngâu. Tuy vậy, người đọc hiểu theo nghĩa nào cũng đều có lí vì nó đều thể hiện được khí thế hào hùng của ba quân xông lên đến tận trời, làm át làm mờ cả sao ngưu. Khí thế hùng mạnh của ba quân như hổ báo có thể nuốt trôi cả con trâu.

Xem thêm:  Phân tích tính sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Vẻ đẹp của tráng sĩ thời Trần có thể chính là vẻ đẹp của bức tranh chân dung tự họa của Phạm Ngũ Lão, được thể hiện trong hai câu thơ đầu. Tác giả đã xây dựng hình tượng người tráng sĩ ở tư thế, tầm vóc lớn lao, kì vĩ mang tầm vũ trụ. Hình ảnh người dũng sĩ oai phong, lẫm liệt, cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông đất nước. Độ dài của ngọn giáo được đo bằng kích thước của núi sông. Con người xuất hiện với tư thế hiên ngang, hào hùng, mang tầm vóc vũ trụ, kì vĩ như lấn át cả không gian bát ngát. Không gian mở cả hai chiều: rộng chính là chiều của non sông đất nước; chiều cao được tính lên tận sao ngưu trên trời. Thời gian không được tính bằng một tháng, một năm mà đã mấy thu, đã mấy năm rồi.

Trong câu thơ thứ hai, tác giả sử dụng từ “ba quân”, có nghĩa là ba đạo quân, gồm tiền quân, trung quân và hậu quân. Từ “ba quân” được hiểu theo nghĩa rộng chính là quân sĩ, quân đội nhà Trần, cũng là sức mạnh của toàn dân và đất nước. Với thủ pháp phóng đại, so sánh đã làm tăng tính khái quát hóa sức mạnh vật chất, tinh thần của quân đội, mang hào khí Đông A. Trong hai câu thơ trên có sự kết hợp của hiện thực khách quan và cảm nhận chủ quan, hiện thực và lãng mạn.

Xem thêm:  Nỗi nhớ mong và tâm trạng trách móc của chàng trai trong bài thơ Tương tư

Từ vẻ đẹp kiêu hùng, kì vĩ của một vị đại tướng quân chỉ huy cả đoàn quân đông đảo, hùng tráng, mạnh mẽ. Câu thơ thể hiện rõ sự kết hợp của quân và tướng, đây chính là vẻ đẹp sức mạnh và khí thế của hào khí Đông A.

Ở hai câu thơ cuối, tác giả có viết

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

Dịch nghĩa:

“Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh

Ắt thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ Hầu”

Hai câu cuối đã thể hiện được chí làm trai và tâm tình của tác giả. Cái chí của tác giả được thể hiện qua câu “Nam nhi vị liễu công danh trái”, nam nhi chính là người đàn ông, con trai; công danh trái có nghĩa là món nợ công danh. Câu thơ có thể hiểu là công danh và sự nghiệp là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai, nghĩa là phải lập công, lập danh, để lại sự nghiệp và tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước. Trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, chí làm trai trở thành lí tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người và xã hội.

Người xưa thời phong kiến đã có quan niệm tích cực:

“Làm trai cho đáng nên trai

Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên”

                                            (Ca dao)

Chí làm trai có tác dụng giúp con người từ bỏ lối sống lầm tưởng, ích kỉ, cá nhân, sẵn sàng hi sinh, chiến đấu cho sự nghiệp cứu nước, trung quân để trời đất muôn đời bất hủ. Nhưng tác giả lại cảm thấy hổ thẹn khi nghe nhân gian kể chuyện Vũ Hầu là bởi vì chưa trả được cái nợ công danh cho nước, cho đời. Đó là tấm lòng chân thành và trong sáng của người anh hùng. Đó là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả, giống như nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến sau này trong Thu Vịnh:

Xem thêm:  Phân tích hồi thơ thứ mười bốn trong bộ Hoàng Lê nhất thống chí của tác giả Ngô Gia Văn Phái

“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”.

Bài thơ chính là lời nói chí, tỏ lòng như không hề khô khan, cứng nhắc vì tác giả đã sử dụng những câu thơ mang ngôn ngữ hàm súc, hình ảnh giàu chất biểu cảm và mang tính sử thi.

Bài viết liên quan