Cảm nhận bài thơ tương tư của Nguyễn Bính
Cảm nhận bài thơ tương tư của Nguyễn Bính
Hướng dẫn
Thơ Nguyễn Bính mang màu sắc dân gian, khơi gợi cho ta ít nhiều về hồn xưa đất nước, quy tụ trong những câu thơ mộc mạc, giản dị mà thấm đẫm nghĩa tình.
Tương tư là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ bình dị của Nguyễn Bính. Bài thơ là xúc cảm nhớ nhung, tha thiết của chàng trai chân quê với nhiều cung bậc phong phú, đẹp đẽ, thắm đượm màu sắc dân gian, hồn quê ấm áp. Màu sắc dân gian đã tạo bầu không khí thôn quê cho thi phẩm nhưng đồng thời cũng là nét đặc trưng cho phong cách thơ của Nguyễn Bính.
Một tác phẩm mang đậm màu sắc dân gian là tác phẩm mang tình cảm truyền thống cũng như phương thức thể hiện thường được bắt gặp ở ca dao, dân ca. Ca dao dân ca là chuỗi ngọc trong sáng vô ngần của người lao động bình dân. Nó thấm đẫm cách cảm, cách nghĩ của người lao động
Bài thơ tương tư trước hết là một sản phẩm của nền Thơ mới. Khi tung phá bức màn ước lệ để nhìn thẳng vào cái tôi cá nhân của mình, Thơ mới thoát ra như một tiếng ca chân thật, phong phú, mặc sức phô bày không hề giấu giếm. Nhiều nhà thơ chọn viết về đề tài tình yêu như Nguyễn Bính luôn hướng ngòi bút vào chiều sâu thẳm, huyền bí của cõi thơ này.
Thế nhưng, Nguyễn Bính đã có một hướng đi khác. Nói rằng ông có một hướng đi khác lạ thật là không phải bởi ông chưa từng rời đi. Nói ông đã có những sáng tạo vượt bậc cũng không phải bởi ông chưa từng phá vỡ thi pháp vốn có trong ca dao. Thơ ông không phải là cái tình thoảng qua, cũng chẳng phải là tình thiên thu. Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính nằm ngay trong đời sống dân tộc được phản ánh sâu sắc trong ca dao trong mấy nghìn năm qua. Thơ ông chứa đựng cái hồn bình dị của dân tộc.
Mở đầu bài thơ, là lời tâm tình của chàng trai:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tối yêu nàng”.
Một nỗi niềm nhung nhớ, tương tư ấy vậy mà lắm cung bậc đẹp đẽ. Giọng kể tâm tình vừaaatuwj nhiên lại vừa hết sức kín đáo. Rõ ràng là chuyện tôi yêu nàng ấy vậy mà cứ vòng vo không nói nên lời. Đó chính là cái tình trong sáng, thánh thiện mà ta thường bắt gặp trong ca dao dân ca:
“Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em nhận thì cho anh xin”.
(Ca dao)
Nào phải là chuyên quên chiếc áo mà đó chính là cái cớ để gặp gỡ, để chuyện trò, thổ lộ tâm tình. hay một cách tỏ tình khác đẹp đẽ, tinh tế hơn:
“Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”
(Ca dao)
Hình ảnh chàng trai ẩn mình trong biểu tượng “thôn Đoài”. Tình cảm cũng được che giấu tế nhị: “ngồi nhớ”, không hề vồ vập hay lộ liễu. Người xưa là thế, nhẹ nhàng, kín đáo mà đắm say, nồng nhiệt: “chín nhớ mười mong”. Tiếp đến, chàng trai tiện lời tỏ bày sau khi đã viện cái cớ:
“Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?”
Lời thơ như trách móc nhưng kì thực là để gợi mở, mời gọi bước chân thôn nữ tìm đường sang chơi. Đây cũng là cái cớ để trò chuyện, đưa lời, hỏi đáp. Chắc chắc rằng, cô gái ấy đã hấu hiểu tâm tình của chàng trai. Chân đã muốn tìm đường sang mà ngại đường chưa tỏ lối. Lí ra, chàng trai sẽ chủ động hơn nhưng trong lòng còn nhiều e ngại, chưa rõ nguồn cơn để mạnh lời hơn nữa, đành kín đáo gửi lời theo gió theo trăng:
“Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy cho tình xa xôi…
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!”
Tưởng rằng chàng trai đang nói với cô gái nhưng kì thực đây là một đoạn độc thoại tự vấn. Nỗi niềm đau đáu trong lòng không thể giãi bày, muốn tìm một lời giải đáp đẻ xóa tan u uẩn. Thời gian đằng đẵng trôi càng làm cho tình yêu trong lòng cuộn cháy, thôi thúc không nguôi mà lòng người xa còn đang mờ mịt. Có một chút oán trách nhưng nào lỗi tại ai. Chàng trai không dám trực tiếp ngỏ lời e rằng như thế là thô lỗ. Càng giấu giếm trong lòng nó càng cào cấu dữ dội. Tưởng chừng, niềm thôi thúc ấy sẽ là nguồn sức mạnh mãnh liệt đưa bước chàng trai tìm sang thôn Đông. Nhưng không, chàng quyết định im lặng và chỉ tìm gặp nhau trong mộng tưởng:
“Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
Mãi mãi, tình yêu thầm kín được chôn giấu trong lòng. Tình yêu ấy biến thành khát vọng đẹp và suốt cuộc đời chỉ là niềm khao khát xa vời mà thôi:
“Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
Đọc thơ Nguyễn Bính thấy nhẹ nhàng và thanh lọc tâm hồn. Mỗi câu thơ đưa ta trở về với hồn xưa đất nước. Bởi lẽ dù viết về chuyện tình yêu dù hợp duyên hay trắc trở, tất cả đều đặt trong không gian vườn tược của làng quê tươi xanh, tràn trề sức sống. Màu sắc dân gian của bài thơ Tương tư toát lên từ chính khung cảnh làng quê bình dị, tĩnh lặng và thuân thuộc. Đó chính là phong nền cho tình yêu lứa đôi nảy nở. Thơ Nguyễn Bính có sự vận dụng linh hoạt lời ăn tiếng nói của dân gian. Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, cảm giác như ta đã từng đọc thấy hay nghe được ở đâu đó trong ca dao dân ca.
Nguồn: Vietvanhoctro.com