Giải thích câu Gần mực thì đen gần đèn thì sáng lớp 11
Đề bài: Kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam vô cùng đa dạng phong phú với nội dung bổ ích. Anh chị hãy Giải thích câu Gần mực thì đen gần đèn thì sáng để thấy được điều đó.
Trong kho tàng ca dao tục ngữ, nhân dân ta sáng tác ra một khối lượng đồ sộ những câu tục ngữ mà ông cha ta đã được đúc rút từ ngàn đòi và đến ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị để chúng ta học tập về cách sống cách học. Trong số đó có câu tục ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì rạng”đã được nhân dân ta tổng kết về cách ứng xử trong xã hội sẽ hình thành tính cách con người như thế nào.
Trước hết ta cần hiểu câu tục ngữ có nghĩa là gì. Đầu tiên là lớp nghĩa đen thì ta phải biết được mực là một dụng cụ dùng để viết có màu đen khi bị dây ra thì sẽ rất bẩn ý “gần mực thì đen” là khi một vật nào đó hay một ai đó ở gần nó lâu ngày không sớm thì muộn cũng bị nó dây ra làm vấy bẩn làm đen tay và rất khó làm sạch được. Còn ý thứ hai là “gần đèn thì rạng” ta phải biết được là đèn là một loại làm phát ra ánh sáng soi rọi xung quanh thế nên nó sẽ khiến những vật ở gần nó được soi rọi soi sáng. Còn về nghĩa bóng thì câu này có ý là khi chúng ta ở gần hay kết bạn với những người có bản tính hay phẩm chất xấu thì không sớm thì muộn chúng ta chắc chắn sẽ bị nhiễm những thói quen những tật xấu và cả những ý nghĩ xấu nữa. Còn ngược lại khi ta ở với những người tốt thì tâm ý của chúng ta được trong sạch ta sẽ tiếp thu được ở họ những phẩm chất cao đẹp tròn sáng.
Tại sao ông cha ta lại đúc rút được những bài học trong mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến phẩm chất con người như thế. Chúng ta hãy cùng lí giải điều này ở trong chính xã hội hàng ngày. Một bạn học sinh ở trong một môi trường tốt bố mẹ anh chị bạn ấy luôn luôn khuyến khích động viên bạn đó học tập vì thế bạn luôn đạt được những thành tích tốt luôn là tấm gương con ngoan trò giỏi để các bạn khác noi theo. Nhưng bên cạnh đó một bạn khác sống trong một khu có nhiều tệ nạn xã hội bạn luôn bi những người xấu rủ rê lôi kéo không những thế ba mẹ bạn đó còn thường xuyên cãi vã đánh nhau nên bạn đó dễ dàng tiếp thu các xấu và nhanh chóng trở thành một đứa trẻ hư. Có lẽ chúng ta vẫn chưa quên câu chuyện của Mạnh Tử ngày bé mẹ cậu liên tục chuyển nhà và cuối cùng là chuyển đến một nhà gần trường học. Mỗi ngày cậu bé đó đều được nghe những lời dậy của thầy giáo về nhân nghĩa về hiếu thảo nên sau này trở thành một người tài có ích cho đất nước. Ví như mẹ câu không chuyện đến đây mà lại cho cậu ở gần chợ hay gần một sòng bạc nào đó thì liệu cậu bé có được một nhân cách trong sáng đến như vậy. Trong thực tế, khó mà tạo ra một môi trường hoàn toàn lành mạnh và tốt đẹp. Trong xã hội cũ cũng như trong xã hội chúng ta ngày nay, những yếu tố lành mạnh và chưa lành mạnh, tốt đẹp và xấu xa thường xen kẽ vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Có lúc, có nơi, cái chưa lành mạnh, cái chưa tốt đẹp lại lấn át cái đẹp, cái lành mạnh. Đó là lúc môi trường xã hội không thuận lợi cho việc hình thành nhân cách. Nhưng chính trong môi trường không thuận lợi ấy, vẫn có những con người có phẩm chất cao đẹp, có tình cảm đạo đức tốt đẹp, có những hành động cao cả. Chính trong môi trường không thuận lợi đó vẫn nở rộ những bông sen thơm ngát từ chốn bùn đen hôi tanh. Đó là những con người biết vượt lên trên mọi cám dỗ thấp hèn, làm được những việc có ích cho đất nước và cho chính bản thân mình.
Đó là những bạn sống trong những moi trường tốt đẹp được dậy dỗ từ bé nhưng lại dễ bị rủ rê vào con đường xấu khi chỉ cần một vào câu nói là đã bị ngả nghiêng dao động và làm điều xấu điều sai trái. Điều đó còn thể hiện trong kháng chiến khi mà một số thành phần luôn được ở cạnh những người có tinh thần yêu nước có tinh thần kháng chiến nhưng lại dễ dàng đi theo giặc bán nước chỉ và những lợi ích trức mắt và cả những hành động ganh ghét đố kị đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Từ đó ta nhận ra rằng không phải cứ ở gần đèn là rạng được. Bên cạnh đó ta cũng biết được rằng trong giai đoạn chiến tranh khi đó nhân dân ta vô cùng khó khăn đời sống rất khổ cực. Để phục vụ đất nước thì rất nhiều những người lính đã tình nguyện đi làm tình báo, trà trộn vào giặc để moi tin tức. Khi đó họ sống trong một cuộc sống xa hoa vì đã được coi là người bán nước thế cho nhưng những năm tháng sống cạnh kẻ thù nhưng họ luôn ý thức được mình là người Việt và không bao giờ bán nước mà ngược lại luôn đem lại những nguồn tin quan trọng cho cách mạng. Những tấm gương dũng cảm với một ý chí sắt đá đó đã khẳng định cho chúng ta một điều là không phải cứ gần đen là rạng được bởi ông cha ta đã có câu:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại thêm nhụy vàng
Nhịu vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Câu tục ngữ trên đã cho ta một quan niệm của ông cha ta về mối quan hệ trong xã hội. Có những lúc ta gần mực nhưng chưa chắc ta đã đen vì khi đó ta cẩn thận. Lại có khi ta gần đèn mà chưa chắc đã rạng bởi ta cố tình ngồi khuất. Do đó phẩm chất của con người là ở chính bản lĩnh trong con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì giống như viên ngọc quý giá giữa trời đêm đen còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như những thanh thép để lâu ngày không tôi luyện sẽ han gỉ trở thành vật vô dụng mà thôi.