Cảm nhận về tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc qua bài thơ Nam quốc sơn hà


Cảm nhận về tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc qua bài thơ Nam quốc sơn hà

Hướng dẫn

Đề bài: Bài thơ Nam quốc sơn hà giúp em cảm nhận gì về tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc của ông cha ta.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

– Trong kho tàng văn học dân tộc có vô số những ánh văn hay, ý nghĩa thể hiện sĩ khí yêu nước và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta, một trong số đó chính là bản hùng ca bi tráng “Nam quốc sơn hà”- hay còn được nhắc dưới cái tên “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt. Bài thơ chính là kết quả của tinh hoa văn hóa dân tộc, hào khí anh hùng và hơn cả đó chính là lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì lập quốc và giữ quốc.

-“Nam quốc sơn hà” được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt bằng chứ Hán

2.Thân bài

-Câu thớ thứ nhất:

+ Bài thơ thể hiện khí phách cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Ngay mở đầu bài thơ, tác giả đã khẳng định chủ quyền đất nước bằng một câu khẳng định đầy đanh thép

+“Nam quốc” không chỉ có ý nghĩa chỉ nước Nam ta mà còn hơn thế đó chính là sự độc lập về chủ quyền, vị thế của Nam quốc, cách nói của tác giả khẳng định rằng ta hoàn toàn có thể đứng ngang hàng Bắc quốc, vị vua trị vì Nam quốc ta cũng oai phong và hiển hách như Bắc quốc kia.

=> Cho ta thấy được tinh thần trung quân ái quốc, lòng tự tôn và hào dân tộc mạnh mẽ, hào hùng

-Câu thớ thứ hai:

+ Câu thơ lại là một câu nói biện chứng, khẳng định “sông núi nước Nam” là của người Nam sinh sống và hưởng thụ, đây là điều hiển nhiên do trời định.

+Không có một thể lực hay một cá nhân tập thể nào có thể phủ định điều đó.

+Giang sơn gấm vóc, từng cây cỏ, ngọn cây, bờ cõi khẳng định chủ quyền của nhân dân ta, được sử sách lưu danh thiên cổ, được đánh dấu trong bản đồ của trời, của thế giới.

=> Không ai được quyền thay đổi cái sự thật đó!

Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Liên kết trong văn bản – Chương trình Ngữ văn lớp 7

-Câu thơ thứ ba:

+“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây/ Chúng bay nhất định phải tan vỡ”. Sách trời đã lưu danh tính chủ quyền mà tại sao lúc giặc kia lại dám xâm lược.

+ câu hỏi như lời nhắc nhở đanh thép đến quân xâm lược rằng: bọn chúng xâm phạm và bờ cõi nước Nam ta chẳng há gì là đại nghịch bất đạo, chúng bay đã xâm phạm vào chủ quyền của cả một dân tộc, động đến lòng tự tôn của một dân tộc kiên cường, ý chí độc lập chủ quyền ngút ngàn.

-Câu thơ thứ tư:

+ Nếu chúng dám xâm phạm đến bờ cõi ấy, thì chắc chắn sẽ chuốc lấy sự thất bại, đó là điều hiển nhiên chắc chắn sẽ xảy ra.

=> Chúng sẽ bị trời đất, bị ý chí và tinh thần của con người Nam quốc đánh cho tan vỡ, phải cúi đầu chịu thua.

3. Kết bài

– ý nghĩ của bài thơ để lại

“Nam quốc sơn hà” đã thể hiện một khí phách nước Nam, một bản hùng ca bi tráng thể hiện tinh thần, lòng tự tôn dân tộc và tinh thần yêu nước nồng của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. bài thơ không chỉ mang ý nghĩa thời kì đó mà còn vang vọng mãi về sau cho thế hện trẻ noi theo.

Bài viết liên quan đến bài thơ Nam quốc sơn hà:

>>Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà để thấy được tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta

>>Cảm nhận của em về bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt

>>Phân tích ý nghĩa của bài thơ Nam quốc sơn hà của tác giả Lí Thường Kiệt

II. Bài tham khảo

Trong kho tàng văn học dân tộc có vô số những ánh văn hay, ý nghĩa thể hiện sĩ khí yêu nước và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta, một trong số đó chính là bản hùng ca bi tráng “Nam quốc sơn hà”- hay còn được nhắc dưới cái tên “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt. Bài thơ chính là kết quả của tinh hoa văn hóa dân tộc, hào khí anh hùng và hơn cả đó chính là lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì lập quốc và giữ quốc.

“Nam quốc sơn hà” được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt bằng chứ Hán với áng văn hào sảng như sau:

“Nam quốc sơn hà”

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Bản dịch được công chúng biết đến nhiều của Lê Thước và Nam Trân dịch cũng bám rất sát ý nghĩa của bài thơ:

“Sông núi nước Nam”

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

Trong cuộc chiến chống lại giặc phương Bắc của nhân dân đã để lại nhiều những dấu ấn lịch sử oai hùng, giặc Oa, giặc Hán, giặc Tống, giặc Thanh,… và bài thơ “Nam quốc sơn hà” được sáng tác trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, trong đền thờ thần trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.

Bài thơ thể hiện khí phách cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Ngay mở đầu bài thơ, tác giả đã khẳng định chủ quyền đất nước bằng một câu khẳng định đầy đanh thép:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

Câu thơ với hai vế rõ ràng, được tác giả sử dụng từ ngữ hết sức hàm xúc và ý nghĩa, giọng điệu hết sức đanh thép và khẳng định chủ quyền đất nước. Hai từ “Nam quốc” và “Nam đế” chính là hai từ chủ chốt của câu thơ bởi giặc phương Bắc luôn coi thường nước Nam ta, chúng chỉ coi Bắc quốc là đế quốc duy nhất thống trị thiên hạ, chúng nganh nhiên xâm lượn, đô hộ nước ta trở thành một châu, một quận và phải chịu sự giám sát, quản thúc và cung phụng chúng. Để giữ được nền độc lập nhân dân ta đã không ngừng đấu tranh, đứng lên bảo vệ đất nước trong suốt ngàn năm qua.

“Nam quốc” không chỉ có ý nghĩa chỉ nước Nam ta mà còn hơn thế đó chính là sự độc lập về chủ quyền, vị thế của Nam quốc, cách nói của tác giả khẳng định rằng ta hoàn toàn có thể đứng ngang hàng Bắc quốc, vị vua trị vì Nam quốc ta cũng oai phong và hiển hách như Bắc quốc kia. Cho ta thấy được tinh thần trung quân ái quốc, lòng tự tôn và hào dân tộc mạnh mẽ, hào hùng.

Xem thêm:  Giải thích câu thành ngữ Ăn cho mình, mặc cho người

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Câu thơ lại là một câu nói biện chứng, khẳng định “sông núi nước Nam” là của người Nam sinh sống và hưởng thụ, đây là điều hiển nhiên do trời định. Không có một thể lực hay một cá nhân tập thể nào có thể phủ định điều đó. Giang sơn gấm vóc, từng cây cỏ, ngọn cây, bờ cõi khẳng định chủ quyền của nhân dân ta, được sử sách lưu danh thiên cổ, được đánh dấu trong bản đồ của trời, của thế giới. Không ai được quyền thay đổi cái sự thật đó!

Hai câu thơ với hai lời khẳng định với lí lẽ biện chứng xác đáng, cho chúng ta thấy được một chân lí rằng: nước Đại Việt tồn tại độc lập và có chủ quyền của một quốc gia, không ai được xâm phạm và có quyền thay đổi điều đó!

Để nhấn mạnh điều đó, tác giả đã nahan mạnh, khẳng định vô cùng đanh thép với hai câu thơ

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây/ Chúng bay nhất định phải tan vỡ”. Sách trời đã lưu danh tính chủ quyền mà tại sao lúc giặc kia lại dám xâm lược. câu hỏi như lời nhắc nhở đanh thép đến quân xâm lược rằng: bọn chúng xâm phạm và bờ cõi nước Nam ta chẳng há gì là đại nghịch bất đạo, chúng bay đã xâm phạm vào chủ quyền của cả một dân tộc, động đến lòng tự tôn của một dân tộc kiên cường, ý chí độc lập chủ quyền ngút ngàn. Nếu chúng dám xâm phạm đến bờ cõi ấy, thì chắc chắn sẽ chuốc lấy sự thất bại, đó là điều hiển nhiên chắc chắn sẽ xảy ra. Chúng sẽ bị trời đất, bị ý chí và tinh thần của con người Nam quốc đánh cho tan vỡ, phải cúi đầu chịu thua.

“Nam quốc sơn hà” đã thể hiện một khí phách nước Nam, một bản hùng ca bi tráng thể hiện tinh thần, lòng tự tôn dân tộc và tinh thần yêu nước nồng của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. bài thơ không chỉ mang ý nghĩa thời kì đó mà còn vang vọng mãi về sau cho thế hện trẻ noi theo.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan