Phân tích bài quê hương của tế hanh ngữ văn 8
Phân tích bài quê hương của tế hanh ngữ văn 8
Hướng dẫn
Phan tich bai tho Que huong cua Te Hanh – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích bài quê hương của tế hanh. Bài phân tích của Ngọ Thị Quỳnh trường THPT Tuyên Quang.
Mở bài Phân tích bài quê hương của tế hanh ngữ văn 8
Tế Hanh là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới. Nhà văn Nhất Linh nhận xét “Tế Hanh có rất nhiều hứa hẹn để trở thành một thi sĩ có tài, ông có một tâm hồn rất phong phú, nhưng rung động rất sâu sắc;và để diễn tả tâm hồn ông có đủ nghệ thuật và cách đặt câu chữ. Ông được biết đến nhiều qua các ca khúc về quê hương. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần về cảnh sinh hoạt chốn que hương người nghe thấy được cả những điều không hình sắc không thanh âm như mảnh gần làng, tiếng cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ, con đường quê hương nhỏ.
Thân bài Phân tích bài quê hương của tế hanh ngữ văn 8
Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi. Tròn số những tác phẩm viết về quê hương của ông thì bài thơ ‘Quê hương”được đánh giá rất cao và là bài thơ viết về kỉ niệm sâu sắc thời niên khi còn ở quê hương của tác giả thiếu và tác phẩm mở đầu trong chùm thơ viết về quê hương của Tế Hanh.
Những câu thơ đầu tiên là lời giới thiệu của tác giả về quê hương của mình bằng những câu văn tám chữ ngắn gọn.
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”
Đọc đến đây ta thấy quê hương của nhà hơi khác lạ. Thường thì quê hương gắn với cây đa mái đình là con sông con đò nhỏ hay là chiếc cầu tre
“Quê hương là cầu tre nhỏ”
Nhưng quê hương của tác gái lại là một làng chài ven biển gắn liền với việc đánh cá mưu sinh. Đó là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây. Đọc đến đây ta có cảm giác đây là một làng chài sống chung với sự nghèo khó khi mà bốn bề đều là nước, người dân chỉ biết chông chờ vào nghề bám biển đánh cá. Những đứa trẻ nơi đây ít được học hành và từ nhỏ đã được ba cho ra ngoài biển học đánh cá. Đó là những gì mà ta cảm nhận được khi nhắc đến một làng chài ven biển. Lời giới thiệu đơn giản là thế nhưng phần nào ta cũng thấy được sự ngậm ngùi thương nhớ của nhà thơ về quê hương máu thịt của mình. Làng quê nghèo như bao làng quê ven biển khác nhưng chính cái nghèo ấy lại khiến cho nhà thơ nhớ nhung da diết đến quặn lòng. Nhớ sao những buổi đánh cá của dân làng trong mỗi sớm mai.
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Đó là một buổi sáng tinh mơ hiu hiu nhưng cơn gió mát lành của buổi sớm khi ánh ban mai đang chiếu những tia nắng ấm áp xuống làng chài nhỏ. Bầu trời trong xanh báo hiệu một thời tiết đẹp trên vùng quê biển. Khi đó cũng là lúc những đoàn thuyền nối đuôi nhau kéo ra biển. Cảnh tượng ấy thật là tuyệt đẹp khi hình ảnh những chàng trai vạm vỡ của dân làng rỡ neo thuyền đi đánh cá. Hình ảnh đó thật đẹp biết bao khi họ cưỡi trên mình là ánh nắng ban mai là cả bầu trời trong xanh mang trên mình là niềm hi vọng một ngày ra khơi thành công. Xuôi chiều cảm xúc đọng lại trong tâm trí nhà thơ còn là hình ảnh những con thuyền khi đã khuất dần trong màn sương sớm.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Công việc đánh cá là một công việc đầy sự vất vả và cần nhiều sức lực. Do đó những người thanh niên đi đánh cá là những người có thân hình khỏe mạnh mới có thể kéo cá và điều khiển con thuyền « như con tuấn mã » vượt bao gió ta sóng lớn để đi ra biển. Con thuyền được so sánh với hình ảnh con tuấn mã khiến câu thơ mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và sự phấn khởi của người dân làng biển. Bên cạnh đó những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế của con thuyền ra khơi toát lên một sức mạnh tràn trề, nhiệt huyết báo hiệu một chuyến ra khơi thành công. Vượt sóng gió con thuyền mạnh mẽ ra khơi với tâm thế hiên ngang tráng lệ.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn mây trắng bao la thâu góp gió
Cách buồm được nhà thơ so sánh với mảnh hồn làng. Nếu không hiểu ý thơ của nhà văn ta thấy hai hình ảnh này được so sánh với nhau có vẻ khá kệch cỡm khi mà cánh buồn là một vật thể hữu hình được ví với mảnh hồn làng là cái trừu tượng vô hình. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ hơn một chút ta có thể hiểu được ngụ ý trong câu thơ này của tác giả. Cánh buồm trắng là một biểu tượng của thiên nhiên, cánh buồm trắng thâu gió như hình ảnh con người đang hương ra biển cả hòa mình với đại dương to lớn. Hình ảnh chiếc thuyền ra khơi như manh hơi thở nhịp điệu hoài bão to lớn của quê hương. Hình ảnh “rướn mây tráng bao la thâu góp gió” như là hình ảnh khỏe khoắn của con người trước thiên nhiên. Con người luôn tự tin kiên cường, hòa nhập trước thiên nhiên kì vĩ. Nhịp thơ khỏe khăn vui tươi thể hiện khí thế sôi nổi và niềm khát khao hạnh phúc ấm no cảu người dân làng biển. Nếu cảnh đoàn thuyền ra khơi được nhà thơ miêu tả bằng bút pháp lãng mạn bay bổng thì cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về lại được miêu tả thực đến từng chi tiết.
Ngày hôm sau ồn ào trên bên đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Sau một ngày lăn lội trên biển thì cuối cùng những đoàn thuyền đã nối đuôi nhau kéo về bến. Những người dân làng hồ hởi cùng nhau ra đón những đoàn tàu trở về thắng lợi. Họ tạ ơn trời đất đã ủng hộ nên chuyến ra khơi mới được xuống sẻ như thế. Những người dân biển hơn ai hết hiểu được sự nguy hiểm khi ra biển. Có thể những chuyến ra biển sẽ gặp những cơn bão tố dữ dội khiến họ khó mà quay trở lại đất liền bình yên được. Chỉ có những người dân bám biển lâu năm họ mới thấu nỗi vất vả của người dân làng chài. Tác giả cũng là một người con của làng chài nên tác giả cũng phần nào thấu hiểu được sự cực nhọc đó. Vì thế trong giọng điệu của từng câu thơ ta ta thấy tác giả cũng cảm thấy nhẹ nhõm khi mà đoàn thuyền đánh cá đã trở về bình yên đầy ắp những con cá tươi ngon. Sau chuyến ra khơi vất vả là cảnh làng chài đi vào nghỉ ngơi.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc tuyền im bến mới trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Với lối tả thực, thân hình người làng chài hiện ra vơi “làn da ngăm rám nắng” tiếp sau đó là “thân hình nồng thở vị xa xăm”chỉ với hai câu thơ tác giả đã miêu tả tầm vóc và linh hồn của người dân chài biển. Đó là những sinh thể được tách ra từ biển, mang vị mặn mòi của biển mang theo cả những hương vị của biển, họ chính là những đứa con của biên khơi. Hình thể và sức vóc đó chỉ có những người dân chài mới có được. Hai câu thơ tiếp theo dùng để nói những con thuyền đang neo đậu trên bến đỗ. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyên nằm im mà còn thấy sự mệt mỏi của nó. Đây là một hình ảnh sáng tạo trong bài thơ. Cũng như dân chài thì con thuyền có vị mặn của biển và sau một chuyến ra khơi dài thì nó cũng thấm dần cái mệt. Có lẽ chất mặn mòi kia đã thấm sâu vào trong từng hơi thở của nhà thơ bởi thế mà ta thấy những thứ tinh tế tài hoa trong cách hành văn của nhà thơ. Bởi thế mà nhà thơ cũng nhớ nó thương nó đên tột cùng và ông đã dành những câu thơ cuối cùng để dành cho nỗi nhớ đó.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Xa biển xa quê hương nhớ nhất là màu cá bạc, chiếc thuyền vôi và cả con thuyền. Nhưng nhớ nhất vẫn là hương vị mặn nồng ấy, cái hương vị đặc trưng của biển cả mà nhà thơ không thể quên. Hình ảnh của quê hương luôn hiện ra trong mọi suy nghĩ trong tiềm thức của nhà thơ. Chất thơ của tế hanh thật bình dị như can người ông như những người dân quê hương ông khỏe khoắn mà sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh nhiên nhiên tươi mới thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân
Kết luận Phân tích bài quê hương của tế hanh ngữ văn 8
Những vần thơ đơn giản và sâu lắng đó đi vào tâm hồn nghe như chính bản thân nó vậy. Tế Hanh là nhà thơ của quê hương sông nước và trong bài thơ này quê hương chỉ thu gọn về một làng chài lưới của riêng ông. Đọc những vần thơ của Tế Hanh ta có cảm giác được trở về trong cái yên bình cái bay bổng mà chân thực sâu lắng đến lạ thường
Theo Nhungbaivanhay.vn