Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương Vợ của Trần Tế Xương
Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương Vợ của Trần Tế Xương
Hướng dẫn
Đề bài: Viết về người vợ tần tảo, lam lũ bằng tất cả tình cảm chân thành nhất, Tú Xương trong bài thơ “Thương vợ” đã tái hiện đầy xúc động hình ảnh bà Tú. Em hãy phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương Vợcủa Trần Tế Xương để thấy được những giá trị đẹp đẽ bên trong nhân vật này.
I. Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương và tác phẩm Thương Vợ, hình ảnh bà Tú: Bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương là một trong những bài thơ hiếm hoi đó
2. Thân bài
- Bà Tú là một người phụ nữ vất vả, lam lũ, một mình gánh nặng cả gia đình: Phận đàn bà chân yếu tay mềm nhưng bà Tú lại phải một mình làm lụng
- Bà Tú là người tần tảo, chịu thương chịu khó: bà phải bươn chải sớm hôm nắng mưa, dù ốm đau hay nguy hiểm
- Bà Tú đảm đang, tháo vát và nhẫn nại, kiên trì: vẻ đẹp thứ hai đó chính là sự nhẫn nại, kiên trì kiếm sống, không quản ngại nắng mưa
- Bà Tú là người có đức hi sinh cao cả, tấm lòng vị tha: gánh một mình gánh nặng trên vai nhưng bà không hề có một lời than vãn, phàn nàn hay oán trách
3. Kết bài
Ý nghĩa hình ảnh bà Tú: bà Tú trở thành một hình ảnh đẹp tiêu biểu, điển hình cho những người phụ nữ, người vợ Việt Nam bao đời nay.
Bài liên quan đến bài thơ Thương vợ:
>>Giới thiệu về bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương
>>Hướng dẫn soạn văn Thương vợ của Trần Tế Xương đầy đủ chi tiết nhất
>>Cảm nhận về hình ảnh bà Tú thông qua bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương
II. Bài tham khảo
Có thể thấy, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã đi vào văn chương khá nhiều và trở thành một hinhg tượng tiêu biểu trong văn chương kim cổ. Tuy nhiên để viết về người phụ nữ với tư cách là một người vợ bằng tình cảm của chính người chồng thì rất hiếm. Bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương là một trong những bài thơ hiếm hoi đó. Nổi bật trong bài thơ chính là chân dung của bà Tú – vợ của Tú Xương, được tái hiện bằng tất cả lòng chân thành của một người chồng dành cho vợ.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh bà Tú gắn hiền với bao nỗi gian truân khó nhọc. Phận đàn bà chân yếu tay mềm nhưng bà Tú lại phải một mình làm lụng, buôn bán, một mình xông pha và lặn lội nơi bến sông, bến chợ để kiếm sống. Nỗi khó nhọc ấy được cụ thể hóa bằng thời gian quanh năm, không gian ven sông, quãng vắng,,buổi đò đông. Công việc vất vả của bà cứ triền miên quanh năm suốt tháng, không được ngơi nghỉ, luôn đầu tắt mặt tối. Giữa không gian và thời gian ấy bà Tú dường như lại càng nhỏ bé, cô đơn và tội nghiệp. Gánh nặng trên vai của bà chẳng có ai đẻ san sẻ “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Năm đứa con với bao nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, lại thêm ông chồng giàu chữ nghĩa đã không đỡ đần được vợ lại trở thành mối bận tâm và gánh nặng của vợ.
Lo cho một mình ông ấy bằng cả lo cho năm đứa con, thế mới thấy cuộc sống hàng ngày của bà Tú vất vả như thế nào, phải lo cho đủ, chẳng có thừa nhưng không được thiếu. Để lo được như vậy bà phải bươn chải sớm hôm nắng mưa, dù ốm đau hay nguy hiểm. Có nói cũng chẳng thể thấu hết được những nhọc nhằn, cơ cực mà bà phải gánh suốt cuộc đời. Hình ảnh bà Tú là hình ảnh đại diện cho những người đàn bà đảm đang, lam lũ, lặn lội, lặng lẽ đi qua cuộc sống. Cuộc nhiều gian truân vất vả của bà Tú đã làm nổi bật bao vẻ đẹp đáng quý ở người phụ nữ này. Vẻ đẹp của sự tảo tần, hi sinh và chịu thương chịu khó, vẻ đẹp thứ hai đó chính là sự nhẫn nại, kiên trì kiếm sống, không quản ngại nắng mưa:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Hình ảnh “thân cò” đã quá quen thuộc để nói với người phụ nữ Việt Nam, qua hình ảnh đó Tú Xương đã khái quát được bao phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Bà Tú còn đẹp ở sự đảm đang, tháo vát, tấm lòng hết mực thương yêu chồng con, chăm lo cho chồng con. Dẫu có phải chịu bao khó khăn, vất vả, gánh một mình gánh nặng trên vai nhưng bà không hề có một lời than vãn, phàn nàn hay oán trách. Một mình bà cứ lặng lẽ, âm thầm gánh vác gia đình dù quan hệ vợ chồng là “một duyên hai nợ” bà Tú vẫn nhận hết vất vả về phần mình. Đó là sự hi sinh quên đi cả bản thân mình, tấm lòng vị tha hết mực của bà Tú dành cho ông Tú và những đứa con.
Bằng tấm lòng thương vợ chân thành và sâu sắc của Tú Xương, ông đã ca ngợi hình ảnh bà Tú trở thành một hình ảnh đẹp tiêu biểu, điển hình cho những người phụ nữ, người vợ Việt Nam bao đời nay.
Theo Nhungbaivanhay.vn