Phân tích nghệ thuật của bài thơ Thương vợ


Phân tích nghệ thuật của bài thơ Thương vợ

l. Sử dụng tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm; vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

–   Tiếng Việt trong bài Thương vợ hết sức giản dị, dễ hiểu. Cả tám câu thơ không có từ nào cầu kì, khó hiểu. Tất cả đều gần gũi, quen thuộc, như lời nói trong cuộc sông hằng ngày.

Cách nói khẩu ngữ với cả tiếng chửi được sử dụng rất tự nhiên mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. Tác giả đã vận dụng thành ngữ một cách sáng tạo để nói về thân phận vất vả và đức tính cao đẹp của bà Tú (một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa).

–   Tú Xương cũng đã vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò, thân cò trong văn học dân gian. Ở ca dao, hình ảnh con cò, thân cò thường nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương, chịu khó, hoặc nói về thân phận người lao động với nhiều bất trắc thua thiệt. Hình ảnh “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” nói về bà Tú có phần xót xa tội nghiệp hơn hình ảnh “Con cò lặn lội bờ sông” trong ca dao. Thân cò lặn lội được đặt trong sự rợn ngợp của không gian, thời gian “khi quãng vắng” càng làm nổi bật nỗi lam lũ, vất vả, đơn chiếc của bà Tú.

Xem thêm:  Bình luận câu Học trò phải kính yêu và biết ơn thầy cô giáo

2. Sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và giọng điệu tự trào thâm thuý

–   Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là giọng điệu trữ tình. Trữ tình trong tiếng nói cảm thông với nỗi vất vả gian lao của bà Tú. Trữ tình trong tiếng nói tri ân, trân trọng người vợ đảm đang, chu đáo, giàu đức hi sinh.

–   Đan xen giọng điệu trữ tình là giọng điệu tự trào, có khi kín đáo (Nuôi đủ năm con với một chồng), có khi là lời tự rủa mát bản thân (Cha mẹ thói đời ăn ở bạc – Có chồng hà hững cũng như không). Một bài thơ mà cho ta thấy được cả tính cách và nhân cách của Tú Xương.

Bài viết liên quan