Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ để làm sáng tỏ nhận định: Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sự sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ để làm sáng tỏ nhận định: Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sự sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt
Hướng dẫn
Đề bài: Trong bài Cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sự sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt”
Phân tích nhân vật mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên.
I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích nhân vật Mị
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm:
+ Vợ chồng A Phủ là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài, truyện kể về cuộc đời và số phận của A Phủ và Mị, đôi vợ chồng người H’Mông.
+ Mị là nhân vật trung tâm của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã tập trung khắc họa sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ bên trong Mị.
2. Thân bài
– Trong bài Cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sự sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt”.
–> Nhận xét của tác giả Tô Hoài thể hiện được cuộc sống khổ cực của người dân miền núi đồng thời thể hiện thái độ trân trọng đối với những bản chất tốt đẹp, khẳng định sức sống bất diệt bên trong con người.
– Mị là cô gái xinh đẹp, trẻ trung, yêu đời với sức sống như đóa hoa mùa xuân.
– Khi bị buộc trở thành con dâu trừ nợ nhà thống lí, Mị đã cầu xin cha được lao động để trả nợ chứ không chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu.
– Mị là cô gái có phẩn chất tốt đẹp, giàu lòng vị tha, đức hi sinh: Mị thà chết chứ không muốn sống cuộc sống tủi nhục
– Thương cha, Mị lại chấp nhận những khổ cực, chà đạp khủng khiếp về thể xác cũng như tinh thần để báo hiếu cho cha, gánh chịu về mình những đau đớn, bất hạnh để cha được an hưởng tuổi già.
– Từ khi trở thành con dâu nhà thống lí, Mị bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần.
– Sống lâu trong cái khổ Mị dần bị tê liệt sự phản kháng, cam chịu cuộc sống cuả con trâu con ngựa, sống lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.
– Bên trong vẻ cam chịu, nhẫn nhục ấy lại là sức sống tiềm tàng, một khát khao tự do mãnh liệt.
+ Mị đã uống rượu để quên đi cái thực tại khắc nghiệt của hoàn cảnh, Mị ý thức được mình còn trẻ, ý thức được những khát khao cháy bỏng của mình.
+ Tiếng sáo đã tác động mạnh mẽ đến sự thức tỉnh bên trong Mị
+ Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối của Mị. Mị đã chuẩn bị quần áo để đi chơi nhưng bị A Sử trói lại.
– Mị đã nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị bỗng nhớ lại cảnh ngộ của mình trong đêm tình mùa xuân năm trước.
– thức căm thù thế lực tàn bạo cùng nỗi đồng cảm sâu sắc của Mị đã thôi thúc Mị thực hiện hành động táo bạo: cắt dây cởi trói cho A Phủ, đồng thời giải cứu chính mình khi vụt chạy theo A Phủ.
3. Kết bài
Với bút pháp hiện thực sắc sảo cùng tài năng phân tích tâm lí bậc thầy, tác giả Tô Hoài đã thể hiện sức sống tiềm tàng bên trong con người, đó là nguồn sức mạnh giúp con người giải phóng chính mình, hướng đến cuộc sống tự do.
II. Bài tham khảo cho đề phân tích nhân vật Mị
Vợ chồng A Phủ là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài, truyện kể về cuộc đời và số phận của A Phủ và Mị, đôi vợ chồng người H’Mông, dưới ách thống trị của phong kiến miền núi, họ đã phải sông những ngày đen tối, bị chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần. Nhờ sức mạnh tinh thần mãnh liệt bên trong, Mị và A Phủ đã vùng lên tự giải phóng chính mình, cùng hướng đến một tương lai tươi sáng, đầy hi vọng.
Mị là nhân vật trung tâm của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã tập trung khắc họa sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ bên trong Mị. Sống trong cái khổ Mị dần trở nên chai lì, tê liệt khả năng phản kháng mà sống lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa nhưng nhờ sức sống tiềm tàng, Mị đã mạnh mẽ vượt lên mọi đau khổ, tủi nhục, hướng đến cuộc sống tốt lành. Trong bài Cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sự sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt”.
Nhận xét của tác giả Tô Hoài không chỉ thể hiện được cuộc sống khổ cực của người dân miền núi dưới sự thống trị của cường quyền, thần quyền phong kiến miền núi mà còn thể hiện thái độ trân trọng đối với những bản chất tốt đẹp, khẳng định sức sống bất diệt bên trong con người.
Mị là cô gái xinh đẹp, trẻ trung, yêu đời với sức sống như đóa hoa mùa xuân. Mị là người lao động chăm chỉ, yêu thích cuộc sống tự do, ý thức sâu sắc được về quyền sống của mình nên khi bị buộc trở thành con dâu trừ nợ nhà thống lí, Mị đã cầu xin cha được lao động để trả nợ chứ không chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu.
Mị là cô gái có phẩn chất tốt đẹp, giàu lòng vị tha, đức hi sinh: Mị thà chết chứ không muốn sống cuộc sống tủi nhục. Thế nhưng vì thương cha, Mị lại chấp nhận những khổ cực, chà đạp khủng khiếp về thể xác cũng như tinh thần để báo hiếu cho cha, gánh chịu về mình những đau đớn, bất hạnh để cha được an hưởng tuổi già.
Từ khi trở thành con dâu nhà thống lí, Mị bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần. Trên danh nghĩa Mị là con dâu nhà thống lí, vợ của A Sử nhưng thực chất Mị chỉ là một nô lệ không hơn không kém. Mị phải làm việc quần quật cả ngày, cả đêm,, sống trong cuộc sống như địa ngục khi thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Không gian sống của Mị cũng tù túng, tối tăm như một chiếc hộp kín.
Sống lâu trong cái khổ Mị dần bị tê liệt sự phản kháng, cam chịu cuộc sống cuả con trâu con ngựa, sống lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Tuy nhiên, bên trong vẻ cam chịu, nhẫn nhục ấy lại là sức sống tiềm tàng, một khát khao tự do mãnh liệt. Cái khắc nghiệt, bạo tàn của hoàn cảnh không thể dập tắt được sức sống tiềm tàng bên trong thiên nhiên và con người. Mị đã uống rượu để quên đi cái thực tại khắc nghiệt của hoàn cảnh, Mị ý thức được mình còn trẻ, ý thức được những khát khao cháy bỏng của mình. Tiếng sáo đã tác động mạnh mẽ đến sự thức tỉnh bên trong Mị, Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối của Mị. Mị đã chuẩn bị quần áo để đi chơi nhưng bị A Sử trói lại, sợi dây trói tuy giam hãm được bước chân Mị nhưng không thể ngăn cản được sức sống đang bùng cháy mãnh liệt bên trong người đàn bà ấy. Mị vẫn chìm đắm trong tiếng sáo gọi bạn tình, hành động như một người tự do và bước đi.
Sau đêm tình mùa xuân, Mị lại trở về với cuộc sống cam chịu, lầm lũi. Nhìn cảnh A Sử bị trói đứng trong sân nhà Pá Tra, ban đầu Mị tỏ ra dửng dưng, vô cảm vì đây là cảnh quen thuộc trong nhà thống lí. Trong một đêm thỏi lửa hơ tay, Mị đã nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị bỗng nhớ lại cảnh ngộ của mình trong đêm tình mùa xuân năm trước. Mị đã đồng cảm với số phận của A Phủ, Mị thấy cái chết đang đến rất gần với A Phủ. Ý thức căm thù thế lực tàn bạo cùng nỗi đồng cảm sâu sắc của Mị đã thôi thúc Mị thực hiện hành động táo bạo: cắt dây cởi trói cho A Phủ, đồng thời giải cứu chính mình khi vụt chạy theo A Phủ.
Với bút pháp hiện thực sắc sảo cùng tài năng phân tích tâm lí bậc thầy, tác giả Tô Hoài đã thể hiện sức sống tiềm tàng bên trong con người, đó là nguồn sức mạnh giúp con người giải phóng chính mình, hướng đến cuộc sống tự do.
Theo Nhungbaivanhay.vn