Phân tích tác phẩm Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt của Lưu Quang Vũ
Đề bài: Phân tích tác phẩm Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt của Lưu Quang Vũ.
Bài làm:
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những kết quả sáng tạo đầy hấp dẫn và bất ngờ của Lưu Quang Vũ. Sự sáng tạo của Lưu Quang Vũ cũng muốn truyền tải thông điệp ý nghĩa về nhân văn, nhân sinh của con người.
Đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch. Đây cũng là đoạn xung đột kịch được đẩy lên tới cao trào và được giải quyết. Từ đó, cũng giúp tác giả thể hiện được tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.
Trong vở kịch, nhân vật Trương ba là người mang đầy bi kịch. Bi kịch trước hết là bi kịch bị tha hóa khi hồn Trương Ba và xác hàng thịt đối thoại cả nhau. Nếu như Trương ba khẳng định linh hồn là phần trong sạch, cao khiết cũng là phần quan trọng nhất của con người thì xác hàng thịt lại khẳng định phần xác có sức mạnh ghê gớm và có thể sia khiến, chi phối lấn át linh hồn nên nó nghiễm nhiên trở thành phần quan trọng nhất của con người. Qua cuộc đối thoại của nhân vật Trương Ba và xác hàng thịt có thể thấy rằng mỗi người đều có cái đúng, đều đề cao linh hồn và thể xác nhưng lại chưa đúng và có cái nhìn còn phiến diện khi tuyệt đối hóa vai trò của một người. Cuộc đối thoại diễn ra đầy kịch tính và căng thẳng trong đó xác hàng thịt tỏ ra chủ động tự tin mạnh ạo bao nhiêu thì hồn Trương Ba lại bị động và yếu thế. Sau cuộc tranh luận đầy kịch tính ấy, mặc dù xác và hồn lại nhập vào nhau nhưng có vẻ như xác hàng thịt là người thắng thế và nhân vật hồn Trương Ba rơi vào trạng thái đau khổ và bế tắc. Bên cạnh cuộc đối thoại này, người đọc có thể nhìn nhận ra được sự ẩn dụ thông qua hai nhân vật. Lưu Quang Vũ cho thấy được mối quan hệ biện chứng giữa linh hồn và thể xác. Hai yếu tố này phải hòa vào nhau và không thể tách rời. Dù linh hồn có là phần cao khiết nhưng cũng không thể tồn tại độc lập mà phải có sự xuất hiện của cả thể xác. Chính vì thế mà tác giả cũng đặt ra cuộc tranh luận giữa cái trong sạch, cao cả của con người phải đấu tranh với phần con là những ích kỉ, xấu xa. Từ đó mà mỗi cá nhân cầ phải biết kiềm chế phần bản năng và chiến thắng cái thấp hèn. Bên cạnh đó, tác giả cũng phê phán lối sống sai lệch trong xã hội đó là hoặc quá theo đuổi cuộc sống vật chất mà quên đi đời sống tinh thần, hoặc chỉ biết bồi đắp cho đời sống tinh thần mà quên đi đời sống vật chất.
Ở nhân vật hồn Trương ba còn là bi kịch không được thừa nhận khi phần linh hồn của mình phải nhập vào một xác anh hàng thịt thô lỗ, không hiền lành như bản tính của Trương Ba. Chính vì vậy mà trong cuộc đối thoại giữa Trương Ba và vợ mình, Trương ba và Cái Gái mà Trương Ba bị đẩy vào bi kịch và sống đau khổ, sống cuộc sống không được là chính mình. Đối với con dâu, mặc dù là người tỏ ra hiểu chuyện và thông cảm nhưng người con dâu ấy cũng nhận ra những thay đỏi, mất mát của gia đình trước đây và nhận thấy sự thật thì không thể thay đổi được. Từ đó mà xung đột kịch cũng bị đẩy lên cao trào và bi kịch của Trương Ba chồng chất những đau thương. Từ đó, Lưu Quang Vũ cũng muốn gửi gắm ý nghĩa rằng sống đã là một hạnh phúc nhưng quan trọng hơn là phải sống như thế nào?
Quá đau khổ và không còn biết làm thế nào, Trương Ba lại lâm vào bi kịch không được sống là chính mình tỏng cuộc đối thoại với Đế Thích. Khi phải sống nhờ vào trong xác anh hàng thịt Trương ba phải sống một cuộc sống bị lấn át, bị sai khiến Trương Ba dần đánh mất chính mình, Trương ba phải sống lệch lạc, giả tạo. Và chính cuộc sống ấy làm Trương Ba mang đau khổ cho mọi người. Cũng từ đó mà Trương Ba muốn được giải thoát cho chính mình và mọi người xung quanh.
Cho đến khi bi kịch được giải quyết đó chính là khi một tình huống tạo ra một sự thử thách Trương Ba khi xuất hiện cái chết của cu Tị. Tuy nhiên Trương ba không đồng ý với lời đề nghị của Đế Thích. Và cuối cùng kết thúc vở kịch là niềm hạnh phúc trong gia đình của cu Tị và Trương ba được tái sinh trong những hình ảnh vật dụng gần gũi với gia đình.
Tác phẩm để lại nhiều gợi mở trong lòng người đọc mà qua đó, người ta còn thấy được nhiều nét đẹp về nhân văn và nhân sinh con người.