Phân tích tinh thần yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện trong bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của văn nghệ dân tộc


Phân tích tinh thần yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện trong bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của văn nghệ dân tộc

Hướng dẫn

Đề bài: Phân tích tinh thần yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện trong bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của văn nghệ dân tộc” của tác giả Phạm Văn Đồng.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích tinh thần yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu trong bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của văn nghệ dân tộc”

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của văn nghệ dân tộc” và tinh thần yêu nước của cụ Nguyễn Đình Chiểu: Qua tác phẩm này, cụ Nguyễn Đình Chiểu nổi bật ở quan niệm nghệ thuật tiến bộ, đúng đắn, sự nghiệp văn chương tràn đầy tinh thần yêu nước.

2. Thân bài

Trước hết, tinh thần yêu nước của cụ Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện rõ thông qua cuộc đời: là tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước sâu sắc và lòng căm thù giặc mãnh liệt.

+ Ông là nhà nho Nam Bộ, chịu ảnh hưởng từ truyền thống yêu nước của quê hương, gia đình.

+ Mặc dù sống trong cảnh mù lòa nhưng tâm hồn ông vẫn ngời sáng những tư tưởng cao đẹp của tinh thần yêu nước:

  • “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã”; tỏ thái độ kiên cường, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp.
  • Dù sống trong tăm tối nhưng ông vẫn luôn giữ trọn khí tiết:

“Sự đời thà khuất đôi tròng thịt

Lòng đạo xin trọn một tấm gương”.

– Tinh thần yêu nước của cụ Nguyễn Đình Chiểu còn được thể hiện thông qua quan điểm sáng tác nghệ thuật, dùng ngòi bút chống lại giặc Pháp xâm lược:

+ Thơ văn là vũ khí, là con thuyền chuyên chở đạo lí để chống lại bọn “gian tà”- trong đó có giặc Pháp xâm lược.

+ Ông xứng đáng là nhà thơ chiến sĩ, chiến đấu bằng ngòi bút, bằng thơ văn.

Xem thêm:  suy nghĩ về ý kiếnCái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống

– Tinh thần yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu còn được thể hiện thông qua giá trị thơ văn của ông:

+ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu luôn là vũ khí chiến đấu chống bọn xâm lược, ngợi ca chính nghĩa, đạo đức ở đời.

+ Những tác phẩm của ông đã làm sống lại trong tâm trí người đọc các phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ.

+ Những tác phẩm đó luôn sục sôi lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm.

3. Kết bài

Khái quát về tinh thần yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu thông qua tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của văn nghệ dân tộc”: luôn tỏa sáng vẻ đẹp của tinh thần yêu nước, thể hiện rõ trong cuộc đời, quan điểm sáng tác nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác thơ văn của ông.

Bài liên quan đến tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của văn nghệ dân tộc:

>>Giới thiệu về Phạm Văn Đồng – tác giả của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

>>Soạn văn Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của văn nghệ dân tộc

>>Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của văn nghệ dân tộc

II. Bài tham khảo

“Ngả đường nào cũng mịt mù đen đặc

ông đi

Tìm nghĩa sĩ tế linh nơi Cần Giuộc

Kiêm ngư tiều trị bịnh xứ Ba Tri

ông đi

Không phải nhờ vào cây gậy.”

(Trích “Nguyễn Đình Chiểu”- Nguyễn Vũ Tiềm)

Những vần thơ của tác giả Nguyễn Vũ Tiềm đã khắc họa những nét chính về cuộc đời cũng như nhân cách của cụ Nguyễn Đình Chiểu- nhà thơ lớn trong lịch sử văn học dân tộc, cũng là nhà yêu nước vĩ đại. Tất cả những điều này đã được tác giả Phạm Văn Đồng làm rõ hơn thông qua tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của văn nghệ dân tộc”. Qua tác phẩm này, cụ Nguyễn Đình Chiểu nổi bật ở quan niệm nghệ thuật tiến bộ, đúng đắn, sự nghiệp văn chương tràn đầy tinh thần yêu nước.

Xem thêm:  Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu

Trước hết, tinh thần yêu nước của cụ Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện rõ thông qua cuộc đời. Tác giả Phạm Văn Đồng nhận định ““Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương anh dũng, khí tiết cao cả, rạng rỡ của một chí sĩ yêu nước; cả đời chiến đấu và hi sinh vì nghiệp lớn của dân tộc”. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước sâu sắc và lòng căm thù giặc mãnh liệt. Ông là nhà nho Nam Bộ, chịu ảnh hưởng từ truyền thống của quê hương, gia đình và hoàn cảnh lịch sử của dân tộc lúc bấy giờ. Mặc dù sống trong cảnh mù lòa nhưng tâm hồn ông vẫn ngời sáng những tư tưởng cao đẹp: “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã”; tỏ thái độ kiên cường, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Dù sống trong tăm tối nhưng ông vẫn luôn giữ trọn khí tiết:

“Sự đời thà khuất đôi tròng thịt

Lòng đạo xin trọn một tấm gương”.

Tinh thần yêu nước của cụ Nguyễn Đình Chiểu còn được thể hiện thông qua quan điểm sáng tác nghệ thuật, dùng ngòi bút là vũ khí chiến đấu để chống lại giặc xâm lược:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Với ông, thơ văn là vũ khí, là con thuyền chuyên chở đạo lí để chống lại bọn “gian tà”- trong đó có giặc Pháp xâm lược. Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là nhà thơ chiến sĩ, chiến đấu bằng ngòi bút, bằng thơ văn để hoàn thành sứ mệnh cao cả trung với nước, hiếu với dân.

Tinh thần yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu còn được thể hiện thông qua giá trị thơ văn của ông. Xuất phát từ quan niệm sáng tác tiến bộ và mang tính chiến đấu, thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu luôn là vũ khí chiến đấu chống bọn xâm lược, ngợi ca chính nghĩa, đạo đức ở đời: “Thơ văn của ông là thơ văn chiến đấu đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng…”. Những tác phẩm của ông đã làm sống lại trong tâm trí người đọc các phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ từ năm 1860 đến giữa những năm 80 của thế kỉ XIX- đó là “một thời khổ nhục nhưng vĩ đại”. Những tác phẩm đó luôn sục sôi lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm, chẳng hạn như những bài thơ, “văn tế ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước, than khóc những liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân”. Tác giả Phạm Văn Đồng đã khéo léo so sánh tầm vóc lớn lao của “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” với bài “Bình Ngô đại cáo”: “Cáo” của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ngợi ca những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, còn “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là khúc ca của những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang. Tác giả Phạm Văn Đồng đã có cái nhìn thấu đáo và triệt để, toàn diện, sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Dù ở mặt nào thì thơ văn của ông vẫn ngời sáng tinh thần yêu nước.

Xem thêm:  Cảm nhậnvề hình ảnh người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình 2 và Thương vợ

Tác giả Phạm Văn Đồng đã nhận định khái quát về cụ Nguyễn Đình Chiểu là “ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc”. Ánh sáng kì lạ và khác thường đó luôn tỏa sáng vẻ đẹp của tinh thần yêu nước, thể hiện rõ trong cuộc đời, quan điểm sáng tác nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác thơ văn của ông. Chính vì vậy, nhà nghiên cứu phê bình văn học Hoài Thanh cũng đã từng nhận xét Nguyễn Đình Chiểu là “một nhà thơ lớn, một tấm gương chói ngời tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam”.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan