Phân tích vẻ đẹp xứ Huế qua tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và Ai đã đặt tên cho dòng sông?


Phân tích vẻ đẹp xứ Huế qua tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và Ai đã đặt tên cho dòng sông?

I. NÉT KHÁI QUÁT VỀ HAI TÁC PHẨM

1. Hoàn cảnh sáng tác:

a.    Đây thôn Vĩ Dạ

–    Xuất xứ: rút từ tập Thơ điên (1938)

–    Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được khởi hứng từ bức bưu ảnh mà Hoàng Cúc

người thiếu nữ ở Vĩ Dạ, người tình trong mộng của nhà thơ – gửi tặng.

b.    Ai đã đặt tên cho dòng sông?

–    Là bài kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường được viết tại Huế ngày 4-1-1981.

–    Bài bút kí có ba phần, đoạn trích trong SGK Ngữ văn 12, tập một là phần thứ nhất.

2. Khái quát chung:

a.    Đây thôn Vĩ Dạ: Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một người con tha thiết yêu đời, yêu người.

b.    Ai đã đặt tên dòng sông?: Là bút kí súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vôn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí, văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế.

Xem thêm:  Vào đại học có phải là con đường lập thân duy nhất của thanh niên, học sinh hiện nay không?

II. NÉT CHUNG VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI TÁC PHẨM.

Qua hai tác phẩm, mỗi tác giả đều làm hiện lên được vẻ đẹp nổi bật, đặc trưng của xứ Huế. Tuy nhiên, giữa họ vừa có nét chung, vừa có sự khác biệt.

1.    Nét chung:

–    Cùng lấy những địa danh của xứ Huế làm điểm nhìn, điểm nhấn trọng tâm và khởi hứng cảm xúc: thôn Vĩ Dạ và sông Hương.

–    Đều tái hiện được vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc, con người xứ Huế: rất riêng, rất thơ mộng, rất Huế.

–    Đều mang những cảm xúc hết sức chân thực, sâu lắng.

Nguyên nhân:

+ Cả hai tác giả đều là người có tình cảm tha thiết đối với Huế.

+ Cả hai tác giả đều là những cây bút tài hoa, tinh tế, nhạy cảm trong văn chương, có tâm hồn hết sức lãng mạn, phong phú.

2.    Sự khác biệt:

a.    Đây thôn Vĩ Dạ: Chọn điểm nhìn cảm xúc ở một không gian hẹp, thu nhỏ, đồng thời đó là cái nhìn được gợi hứng từ bức ảnh, cái nhìn của kí ức nên Hàn Mặc Tử đã làm nổi bật vẻ đẹp của xứ Huế qua những nét đặc trưng rất bình dị, gần gũi, quen thuộc và đầy chất lãng mạn: Đó là cảnh vườn tược, sông nước, con người xứ Huế trong vẻ đẹp sâu đậm của cảm xúc về tình đời, tình người.

Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của những trải nghiệm trong cuộc sống

b.    Ai đã đặt tên cho dòng sông?: Chọn điểm nhìn là sông Hương. Đặt trong một không gian phóng khoáng, rộng lớn hơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường có cái nhìn bao quát, trải dài từ quá khứ cho đến hiện tại, từ đời sông cho đến văn hóa. Vì thế, vẻ đẹp của Huế hiện lên toàn diện hơn, hiện thực hơn bởi sông Hương chính là linh hồn của Huế, là nơi tích tụ những trầm tích văn hóa lâu đời của mảnh đất kinh thành cổ xưa.

Nguyên nhân:

+ Do hoàn cảnh, cảm xúc và phong cách văn chương khác nhau.

+ Do đặc điểm thể loại của thơ và bút kí. Thơ chủ yếu nghiêng về cảm xúc, bút kí đòi hỏi không chỉ cảm xúc mà ít nhiều còn có tính xác thực và khách quan của hiện thực phản ánh.

+ Đối với Hàn Mặc Tử, Huế chỉ là nơi tác giả gắn bó bằng kỉ niệm còn Hoàng Phủ Ngọc Tường lại chính là một người con của xứ Huế; chất Huế đã thấm sâu vào tâm hồn, máu thịt nên ông hiểu Huế, yêu Huế như một lẽ rất tự nhiên, rất sâu đậm và giàu trải nghiệm

Bài viết liên quan