Soạn bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến văn lớp 11


Soạn bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến văn lớp 11

Hướng dẫn

Đề bài: Để hiểu chi tiết về bài Khóc Dương Khuê, các bạn hãy cùng kenhvan.com tìm hiểu Soạn bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến văn lớp 11 nhé!

I. Tìm hiểu chung về bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến

1. Tác giả Nguyễn Khuyến

– Nguyễn Khuyến (1835-1909), tên thật là Nguyễn Thắng

– Hiệu là Quế Sơn, tự là Miễu Chi

– Ông sinh ra tại mảnh đất hà Nam

– Xuất thân trong một gia đình có cha là ông đồ dạy học đỗ tú tài và mẹ là con của Trần Công Trạc

– Bản thân Nguyễn Khuyến là người rất thông minh, lớn lên ông học đỗ tam nguyên, nên được mọi người gọi là tam nguyên yên đổ

– Sau đó tiếp tục đi thi nhưng trượt, về sau ra làm quan, nhưng khi ấy triều chính bắt đầu loạn lạc vì có sự xâm lược của thực dân Pháp cho nên ông đã từ quan về làm bạn với quê nhà và những người nông dân.

– Ông tiếp tục sáng tác văn học và thành công ở hai mảng thơ là trữ tình và trào phúng

– Các tác phẩm chính: tiến sĩ giấy, chùm thơ thu: thu điếu, thu ẩm, thu vịnh…

2. Tác phẩm Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến

a. Hoàn cảnh sáng tác: Dương Khuê là một người bạn tri kỉ của nhà thơ, là người bạn luôn ủng hộ nhà thơ trong triều chính cũng là một bạn thơ văn những lúc đàm đạo văn chương. Thế nhưng từ khi nhà thơ về ở ẩn cả hai người không có thời gian đến thăm nhau. Cả hai đều ở tuổi đã già, bác Dương đã mắc bệnh và qua đời. Nhà thơ nhận được tin buồn ấy đau đớn khi mất đi một người bạn tri kỉ. Nhà thơ làm bài thơ này như một lời tiễn biệt người bạn tri kỉ

b. Thể loại: song thất lục bát

c. Bố cục: 3 phần:

– Phần 1: 2 câu đầu: nỗi đau của nhà thơ khi nghe tin bạn mất

– Phần 2: tiếp đến câu 22: hồi tưởng về những kỉ niệm giữa nhà thơ và Dương Khuê

– Phần 3: còn lại: nỗi đau đớn khôn tả trước hiện thực đau thương

d. Chủ đề: tình bạn khăng khít thân thiết của nhà thơ và người bạn Dương Khuê

Xem thêm:  Bài văn kể lại buổi cắm trại cùng các bạn trong lớp

II. Phân tích bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến

1. Nỗi đau của nhà thơ khi nghe tin bạn mất

– Câu đầu bài thơ thông báo cho mọi người về tin bác Dương đã mất, nhà thơ không nói bác Dương mất, hay là đi mà lại nói thôi đã thôi rồi để giảm đi nỗi đau xót trong lòng mình

– Nước mây cũng man mác buồn trước sự ra đi của bác và nhà thơ thì ngậm ngùi mà xót xa

-> Hai câu thơ đầu nhà thơ vừa kịp thông báo về sự ra đi của người bạn tri kỉ lại vừa thể hiện được nỗi đau khi mất bạn

2. Những kỉ niệm ngày xưa của nhà thơ và bạn mình

– Khi mới đăng khoa hai người đã trở nên thân thiết và hiểu nhau, sớm tối có nhau, yêu trước kính sau. Đó phải chăng là duyên phận cho hai người trở thành tri kỉ

– Không chỉ khi đăng khoa mà hai người còn cùng nhau đi đến những nơi dặm khách xa xôi hay đi nghe hát lựa cầm xoàng

– Và hai người còn là bạn rượu của nhau nữa

– Và đặc biệt là bạn văn, hai người bàn soạn câu văn

– Cả đến những buổi thăng trầm bác Dương cũng vẫn ở bên cạnh nhà thơ có vui cùng hưởng có nạn cùng chia

-> Họ quả là những người bạn tri âm tri kỉ, không quản khó khăn, không hề hai lòng

– Tuy nhiên kể từ khi hai người đều già, nếu như trước kia một năm gặp nhau ba lần thì giờ già thêm nhác không muốn bước

– Khi gặp thì nắm chân tay mà hỏi hết chuyện xa đến chuyện gần

-> Tần ấy kỉ niệm của một đôi bạn thân tri kỉ cứ như một cơn gió tự nhiên thổi vào tâm hồn nhà thơ, trước nỗi đau bạn mất, nhà thơ không sao không nhớ đến tình bạn đẹp đẽ và những kỉ niệm giữa hai người

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Chiều xuân của Anh Thơ

3. Nỗi đau khôn tả trước hiện thực mất mát ấy

– Kể tuổi của nhà thơ còn hơn bác Dương mấy tuổi nhưng lại phải đưa tiền người trẻ hơn đi trước, nhà thơ phải đau trước bạn mấy ngày

– Nghe tin bác Dương đã đi mà nhà thơ chân tay như rụng rời

– Hiện thực đau khổ nhà thơ bây giờ rượu ngon không có bạn hiền thì làm sao có thể ngon được nữa

– Điệp từ “không” được điệp lại tới 3 lần thể hiện sự đau xót của nhà thơ

– Thơ văn kia không có ai cùng bàn soạn

– Giường kia cũng treo hững hờ

– Đàn kia gẩy cũng ngần ngơ tiếng đàn

– Nhà thơ nói như không chấp nhận được sự thật ấy, bác Dương đi rồi bảo ở lại cũng chẳng ở, thôi thì nhà thơ lấy nhớ làm thương

– Tuổi già sức yếu hơi đâu ép lấy hai hàng lệ rơi

III. Tổng kết bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến

– Bài thơ thể hiện niềm thương xót, đau đớn của nhà thơ khi mất đi người bạn tri âm tri kỉ. Cuộc đời này để có một người tri kỉ với mình đã là một điều quá khó. Nhà thơ may mắn có một người bạn như thế nhưng lại phải chấp nhận một nỗi đau lớn khi người bạn ấy mãi mãi không còn

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan