“Soạn” Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
Hôm nay chúng ta cùng vanhaychutot.edu.vn tìm hiểu về các loại nghị luận xã hội và cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống!
Các loại nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống gồm có 3 loại nhỏ:
– Trình bày suy nghĩ về 1 hiện tượng đời sống trong xã hội: ý chí, nghị lực, tình yêu thương …
– Trình bày suy nghĩ về từ 2 hiện tượng đời sống trở lên như: cho và nhận, thành và bại… Đối với loại này cần xem xét quan hệ giữa 2 hiện tượng.
– Từ 1 hiện tượng thiên nhiên, trình bày suy nghĩ về đời sống xã hội như: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những đóa hoa thật đẹp.. Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng trên.
Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
Muốn viết thành công một đoạn văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận… đồng thời nắm vững các hình thức lập luận của đoạn văn. Cụ thể:
- Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý cho đoạn văn
- Bước 2: Viết đoạn văn theo cấu trúc sau
1. Giải thích hiện tượng đời sống: 0,5 điểm – viết khoảng 5 dòng
Khi giải thích cần lưu ý
– Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tùy tiện.
– Làm nổi bật được vấn đề cần bàn bạc trong bài.
2. Bàn luận về hiện tượng đời sống: 1 điểm – viết khoảng 10 – 15 dòng
– Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận
– Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lí giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc, hiện tượng ấy, bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.
– Chỉ ra nguyên nhân của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.
3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm (khoảng 5 dòng)
Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động (Đề xuất bài học về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân nói riêng).
- Bước 3: Đọc lại, kiểm tra, sửa lỗi và hoàn thiện bài viết
– Sửa lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
– Chú ý liên kết mạch lạc, giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần trong bài văn.