Cảm nhận về tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao | Làm văn mẫu


Cảm nhận về tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao | Làm văn mẫu

Hướng dẫn

(Văn mẫu lớp 11) – Cảm nhận về tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao

(Bài văn cảm nhận của một bạn học sinh giỏi văn trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành)

BÀI LÀM

Đề tài trí thức tiểu tư sản nghèo bất đắc chí những năm 1930-1945, văn học hiện đại không thiếu. Có “Mực mài nước mắt” của Đan Khải, “Nợ văn” của Lãng Tử, trong những tùy bút của Nguyễn Tuân, trong nhiều vần thơ của Tản Đà, Nguyễn Vĩ… Khai thác trên mảnh đất đã có nhiều người cày xới, Nam Cao vẫn nổi bật với tác phẩm “Đời thừa”.

Nói về Nam Cao, ít ai lại quên làng Đại Hoàng – nơi người lớn lên, nơi nuôi dưỡng tâm hồn và là nơi gợi cảm hứng khai sinh ra “Làng Vũ Đại ngày ấy”. Sinh ra và lớn lên trong gia đình đông con cái, chỉ mình nhà văn được ăn học tử tế, Nam Cao thấm thía hết cái cơ cực của gánh lo cơm áo. Tuổi trẻ của Nam Cao cũng rơi vào vòng xoáy miếng ăn vất vả, tất tưởi, cơ trung. Sau này khi giác ngộ lí tưởng của Đảng, ông hăng hái tham gia kháng chiến.

Truyện ngắn “Đời thừa” được viết vào năm 1943, đăng trên tờ tiểu thuyết Thứ bảy, thuộc về giai đoạn sáng tác trước Cách mạng. Tác phẩm gây được tiếng vang lớn và rất thành công ở mảng đề nhà văn bất đắc chí.

Xem thêm:  Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm đông cởi trói cho A Phủ

Toàn bộ nội dung của truyện ngắn “Đời thừa” xoay quanh tấm bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của nhân vật Hộ khi phải đấu tranh trên lằn danh một bên là sự nghiệp, đạo đức còn một bên là gánh nặng áo cơm. Thông qua đó, Nam Cao bộc lộ quan điểm tiến bộ của mình trong cách nhìn nhận đúng về con người.

Cụ thể về nhân vật Hộ, ta thấy bóng dáng của chính tác giả trong nhân vật này. Hộ là một nhà văn nghèo, gửi gắm trong nhân vật là toàn bộ tâm sự sâu kín, hoài bão lớn lao và quan niệm sáng tác của đời văn Nam Cao. Trong Hộ có hai tấm bi kịch, một là hoài bão lớn lao về sự nghiệp, hai là bi kịch con người.

Trước hết, Hộ rơi vào bi kịch của một con người có ý thức về nhân phẩm nhưng lại phải chấp nhận một thực tại đau đớn rằng mọi ước mơ, giá trị, nhân phẩm, khát vọng đều bị phá vỡ, chà đạp và hủy diệt. Ý thức được nhưng không có cách nào làm khác được khiến Hộ càng bị dày vò. Hộ vốn người “mê văn”, “say văn”. Hộ ôm ấp “hoài bão lớn” về một tác phẩm đoạt giải Nobel, nó “ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình”… Nhưng thực tế thì sao: cảnh vợ con đói rách. Hộ phải nuôi vợ nuôi con. Hộ viết vội vàng, vô vị, nhàm tẻ. Một con người tôn sùng văn chương nay “cẩu thả”, “bất lương”, “đê tiện” với chính văn chương. Đó chính là bi kịch văn chương, bi kịch khát khao sáng tạo những điều tuyệt vời lại chấp nhận cẩu thả, bi kịch của kẻ sống một cuộc đời “thừa”.

Xem thêm:  Soạn bài Sang thu của Hữu Thỉnh lớp 9

Thứ hai, Hộ mang bi kịch con người khi phạm vào chính nguyên tắc sống của bản thân – nguyên tắc tình thương. Hộ cứu vớt đời người vợ tên Từ, Hộ hi sinh sự nghiệp vì gia đình. Nhưng rồi chính Hộ đã chà đạp lên gia đình ấy. Bất lực trước cuộc sống, Hộ về cau có, chửi bới, đánh đập vợ con. Hộ mang bi kịch biến chất. Chính xã hội đen tối, bất công, suy đồi khiến con người ta biến chất và rơi vào bi kịch “sống mòn”, “đời thừa”. Đây cũng chính là giá trị tố cáo và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

Nhận định chung về đặc sắc nghệ thuật, truyện ngắn “Đời thừa” có cốt truyện đơn giản, ít đối thoại, khung cảnh hẹp của một gia đình nhưng mang vấn đề nhức nhối của toàn xã hội và đặc biệt là nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí tài tình. Ngoài ra, giọng văn khá chua chát và cay đắng, ngôn ngữ sắc lạnh mà giàu tình thương. Qua tác phẩm, Nam Cao muốn gửi gắm một thông điệp, “sống đã rồi hãy viết”, phải sống ý thức về giá trị sự sống và nhân phẩm đã rồi hãy nghĩ tới chuyện xây dựng sự nghiệp văn chương cho cuộc đời này.

“Đời thừa” của Nam Cao có thể không phải bức tranh “đen như mực”, nhưng người đọc vẫn cứ ám ảnh mãi cái màu xám xịt nhờ nhờ nhức nhối của trí thức Việt Nam những ngày trước Cách mạng.

Xem thêm:  Soạn bài Tây Tiến của Quang Dũng | Làm văn mẫu

>>> XEM THÊM:

  • phân tích khổ thơ đầu bài tràng giang

  • phân tích ý nghĩa nhan đề bài tràng giang

  • phân tích khổ 1 bài thơ đây thôn vĩ dạ

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan