Suy nghĩ về sự kì diệu của trái tim
Suy nghĩ về sự kì diệu của trái tim
Hướng dẫn
Ngạn ngữ Ukraine có câu: “Những gì trái tim không thể để tâm tới, thì mắt cũng không nhìn thấy được”.
Trái tim là bộ phận trung tâm của hệ thống tuần hoàn, có chức năng điều khiển việc cần chuyển máu trong cơ thể. Trái tim cũng là một biểu tượng tượng toàn cầu cả tình yêu. Người Trung Quốc gắn liền với trái tim và trung tâm của hạnh phúc. Còn người Hy Lạp tin rằng trái tim là cái nôi của linh hồn. Người Ai Cập thì quả tim tạo ra cảm xúc và trí tuệ.
Điều kì diệu: điều tuyệt vời và lạ lùng không cắt nghĩa nổi.
Trái tim là một vật thể kì diệu:
Về mặt sinh học:
Trái tim làm sống lại những hồng cầu đã chết. Trong vòng chưa tới một phút, quả tim có thể cung cấp máu cho mọi tế bào của cơ thể. Trong một ngày, gần 100 000 nhịp tim bơm 2000 gallon máu giàu oxy đi khắp 96 000 km các mạch máu liên kết tế bào của các cơ quan nội tạng và bộ phận cơ thể.
Trái tim không hề biết sự lười biếng. Từ ngày chào đời cho đến ngày rời bỏ thế gian, trái tim vẫn làm việc không biết mệt mỏi. Trung bình trong cuộc đời mỗi người, tim đập khoảng 2,5 nghìn tỉ lần.
Về mặt tình cảm:
Trái tim là tâm hồn, tình cảm, lòng nhân ái, niềm trắc ẩn, sự chia sẻ thông cảm giữa con người với con người.
Trong tình yêu thương con người: Trái tim là ngôn ngữ chung cho toàn thế giới. Nó rút ngắn khoảng cách của thời gian, không gian, vượt qua sự ngăn trở do bất đồng ngôn ngữ, làm cho những người xa lạ trở nên gắn bó với nhau, xích lại gần nhau hơn. Trái tim có thể xoa dịu được nỗi đau, xóa tan lòng hận thù, cảm hóa được những con người lầm lỗi.
Trong tình yêu đôi lứa: Trái tim vô cùng bí ẩn, nó đập rộn ràng trước người phái mà không ai có thể lí giải được.
+ Xuân Diệu:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu…”
+ Xuân Quỳnh:
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.
+ Tagore:
Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.
Nhịp đập của con tim còn thể hiện và song hành cùng những cảm xúc của con người: buồn, vui, hờn giận, yêu ghét, xót xa, sợ hãi.
Trong cuộc sống:
Trái tim chỉ cho ta biết điều cần làm, phải làm. Trái tim chỉ cho ta biết cái chân cái thiện và nó có sức mạnh hơn cả trí tuệ.
Trái tim có quả bầu nhiệt huyết, tạo nên niềm đam mê. Đó là sức mạnh tinh thần thôi thúc con người vượt qua khó khăn, thử thách để thực hiện hoài bão, ước mơ của mình. Có niềm say mê người ta sẽ học tập, nghiên cứu, tìm tòi, lao động không mệt mỏi, không chán nản.
Đối với người nghệ sĩ nhịp đập trái tim vô cùng quan trọng. Nó là nguồn của mọi cảm xúc, là cơ sở ban đầu để tạo nên tác phẩm trong lòng độc giả.
Bài học nhận thức:
Biết lắng nghe và cảm nhận tiếng nói từ con tim và biết nhận lấy những sức mạnh của nó để tạo nên điều kì diệu. Biết mở rộng trái tim để hòa nhịp đập chung của nhân loại.
– Một trái tim để giải quyết, một cái đầu để sắp xếp và đôi tay để thực hành. (Gibbon)
– Nếu trái tim bạn là một đóa hồng, miệng bạn sẽ thoát ra những lời ngát hương. (Ngạn ngữ Nga)
– Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim. (Piet)
– Lí trí có thể mách bảo ta điều phải tránh, còn trái tim sẽ chỉ cho ta biết điều phải làm. (Jouber)
– Chúng ta hiểu biết chân lí không chỉ là do lí trí mà còn do trái tim. (Pascal)
– Con tim có những lí lẽ của nó mà lí trí không hề biết đến. (Pascal)
– Sự cảm thông chính là chìa khóa vàng để mở cửa trái tim của những người khác. (E.C. Mckenzie)
– Con người chỉ trở thành người nhờ trí thông minh, nhưng chỉ nhờ trái tim con người mới là con người. (Henri Frederic Amiel)
Nguồn: Vietvanhoctro.com