Tả phong cảnh Đền Hùng nhân dịp em được đi tham quan


Tả phong cảnh Đền Hùng nhân dịp em được đi tham quan

Hướng dẫn

Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói của Bác đã thể hiện được vai trò to lớn của 18 vị vua Hùng trong việc dựng nước, để ghi nhớ công ơn dựng nước ấy nhân dân ta đã lập đền thờ vua Hùng tại Phú Thọ. Em hãy tả lại phong cảnh Đền Hùngnhân dịp em được đi tham quan.

I. Dàn ý chi tiết cho đề tả phong cảnh đền Hùng

1. Mở bài

Giới thiệu chuyến đi tham quan đền Hùng: Tham quan tìm hiểu là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tham quan vừa được học tập vừa để lại nhiều kỉ niệm đáng nhớ, và trong số những chuyến đi không thể không một lần đặt chân tới Phú Thọ, nơi có đền Hùng, địa điểm thờ vị vua vĩ đại của dân tộc ta.

2. Thân bài

– Giới thiệu khái quát về đền Hùng

+ Đền Hùng: Nằm trên đỉnh Ngọc Lĩnh, Việt Trì, Phú Thọ

+ Khung cảnh: Bao bọc bởi núi rùng, yên tĩnh, thiêng liêng, là nơi được rất nhiều khách trong và ngoài nước tới tham quan.

+ Thăm quan đền: Gồm ba đền chính, đường thăm đền là các bậc thang, xung quanh cây cối xum xuê, có tuổi đời hàng trăm năm

– Khung cảnh khi thăm ba ngôi đền: Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng

+ Đền Hạ: kiến trúc cổ xưa, không khí mát mẻ, hương khói khắp nơi, là nơi mẹ Âu cơ sinh bọc trứng trăm con, trước sân đền có ghê đá ngồi nghỉ ngơi

+ Đền Trung: Quãng đường ngắn hơn so với đền Hạ, là nơi các vua Hùng họp bàn việc nước, việc quân, khung cảnh yên tĩnh

Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ của em về chi tiết  kỳ ảo “cái bọc trăm trứng” trong truyện “Con Rồng cháu Tiên”

+ Đền Thượng: Nằm trên đỉnh Ngọc Lĩnh, cây cối xanh tươi, không khí mát mẻ, tạo cảm giác thoải mái cho khách tham quan

– Đường đi xuống đền

+ Tham quan đền Giếng: Đền có hình tròn như miệng giếng, mái che cổ kính, nước trong xanh

+ Trước khi ra về: Được ăn những món ăn nổi tiếng, mua đồ kỉ niệm làm quà

3. Kết bài

Cảm nghĩ về đền Hùng: Chuyến tham quan đó là nét đẹp mà ngôi đền đem lại, ngoài nét đẹp bên ngoài thiên nhiên ban tặng thì nét đẹp về một nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam là điều đáng quý nhất mà nơi đây có được.

Bài liên quan chủ đề hóa thân thành đồ vật kể chuyện:

>>Em hãy tả lại cảnh một lần đi học gặp trời mưa văn mẫu lớp 6 tuyển chọn 3

>>Bài văn tả cảnh đầm sen ở đầu làng em bài thi học sinh giỏi tuyển chọn

>>Kể về một kỉ niệm tươi đẹp thời thơ ấu mà em nhớ nhất – Văn mẫu lớp 6 tuyển chọn

>>Em hãy tả hình ảnh cánh đồng lúa chín khi bước vào mùa gặt

>>Tả một chú công an đang làm nhiệm vụ mà em từng được chứng kiến

II. Bài tham khảo cho đề tả khung cảnh đền Hùng

Tham quan tìm hiểu là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tham quan vừa được học tập vừa để lại nhiều kỉ niệm đáng nhớ, và trong số những chuyến đi không thể không một lần đặt chân tới Phú Thọ, nơi có đền Hùng, địa điểm thờ vị vua vĩ đại của dân tộc ta.

Trong những chuyến tham quan du lịch thì Đền Hùng chính là địa điểm để lại cho em nhiều kỉ niệm sâu sắc nhất, đền Hùng nằm ở đỉnh núi Ngọc Lĩnh, Việt Trì, Phú Thọ, khung cảnh nơi đây được bao bọc bởi núi rừng tạo nên sự yên tĩnh linh thiêng cho ngôi đền, vào ngày giỗ tổ Hùng Vương rất nhiều người từ khắp các tỉnh thành trên cả nước và các khách du lịch nước ngoài về đây để thăm quan du lịch, cầu bình an, may mắn. Đền Hùng nổi tiếng bởi nét đẹp cổ kính, thoáng đãng với ba khu di tích chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng.

Xem thêm:  Buổi học cuối cùng (An-phong-xo Đô-đê)

Thăm quan đền, khách du lịch sẽ đi từ đền này đến đền kia, tại mỗi đền đều có những vẻ đẹp riêng biệt mà mỗi người được trải nghiệm, cảm nhận theo những cách khác nhau. Con đường đến với đền như một con đường lên núi, muốn chiêm ngưỡng được những vẻ đẹp của đền khách tham quan cần leo rất nhiều bậc thang, xung quanh là cây xanh bao phủ tạo nên cảm giác hòa mình vào với núi rừng thiên nhiên. Đặc biệt những cây ở đây cành lá xum xuê, thân xù xì vô cùng to lớn đã sống hơn một trăm năm tuổi.

Đền thời đầu tiên, cũng là đền có quãng đường gần nhất là đền Hạ, đền Hạ đã được xây dựng từ rất lâu đời với kiến trúc cổ xưa, nơi đây có không khí mát mẻ, hương khói khắp nơi tạo cảm giác vô cùng thiêng liêng, tới đền Hạ khách tham quan bắt đầu chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên xung quanh sau đó là làm lễ cầu bình an, may mắn. Tương truyền nơi đây chính là nơi mẹ Âu cơ sinh ra bọc trứng trăm con, hình thành nên đồng bào ta như bây giờ, sau khi đã tham quan và làm lễ mọi người sẽ nghỉ ngơi tại những chiếc ghế đá trước sân đền để rồi tiếp tục đến với đền Trung.

Quãng đường từ đền Hạ tới với đền Trung gần hơn so với từ nơi bắt đầu đến với đền Hạ, đền Trung là nơi các vua Hùng thường xuyên họp bàn việc quân, việc nước, là nơi có khung cảnh yên tĩnh cùng với các cây cổ thụ xung quanh đền, cảnh vật xung quanh cũng không khác là bao so với đền Hạ, nhưng tại mỗi đền thờ đều có một ý nghĩa, một câu chuyện riêng, chính điều đó đã tạo nên sự khác biệt cho mỗi ngôi đền, sau khi đã tham quan đền trung thì điểm đến cuối cùng cũng là điểm đến cao nhất đó là đền Thượng, đền nằm cao chót vót trên đỉnh núi Ngọc Lĩnh, dù ở trên cao nhưng xung quanh đền cây cối xanh tươi, không khí mát mẻ tạo cảm giác thoải mái cho khách tham quan sau quãng đường dài. Cuối cùng là quãng đường đi xuống, không còn phải leo những bậc thang dài thênh thang như ban đầu nữa, quãng đường đi xuống trở nên dễ dàng hơn nhiều, trên con đường đó khách tham quan được tìm hiểu về đền Giếng, một ngôi đền có hình tròn như một cái miệng giếng, mái che của đền rất cổ kính, nước trong đền có màu xanh của ngọc bích, sau cùng chuyến tham quan trên đường trở về mọi người sẽ được nghỉ ngơi, ăn một vài món ăn nổi tiếng và mua một vài món đồ kỉ niệm làm quà cho bạn bè, người thân của mình.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về tình yêu làng của nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn Làng

Chuyến tham quan đó là nét đẹp mà ngôi đền đem lại, ngoài nét đẹp bên ngoài thiên nhiên ban tặng thì nét đẹp về một nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam là điều đáng quý nhất mà nơi đây có được.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan