Trình bày cảm nhận về người phụ nữ xưa qua bài thơ Bánh trôi nước


Trình bày cảm nhận về người phụ nữ xưa qua bài thơ Bánh trôi nước

Hướng dẫn

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ chiu nhiều bất công, thiệt thòi bởi những định kiến nghiệt ngã của xã hội. Em hãy trình bày cảm nhận về thân phận người phụ nữ xưa qua bài thơ Bánh trôi nướccủa Hồ Xuân Hương.

I. Dàn ý chi tiết cho đề cảm nhận về người phụ nữ xưa qua bài thơ Bánh trôi nước

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm: Trong xã hội ngày xưa vấn đề trọng nam khinh nữ đã không còn quá xa lạ, hình ảnh người phụ nữ đã được các nhà văn nhà thơ thể hiện sự đồng cảm qua các tác phẩm của mình, trong đó tiêu biểu hình ảnh người phụ nữ qua tác phẩm “Bánh trôi nước”

2. Thân bài

-Bản chất xã hội xưa và người phụ nữ trong tác phẩm “Bánh trôi nước”

  • Thời đại phong kiến người phụ nữ sống trong nhiều nỗi tủi nhục, đầy rẫy sự bất công, những người phụ nữ đẹp, nết na, chịu thương chịu khó thường phải chịu số phận lâm li bi đát
  • Mượn hình ảnh bánh trôi nước tròn trịa, trong trắng mịn màng để thể hiện vẻ đẹp tiêu biểu của người con gái thôn quê
  • Cuộc sống với số phận trái ngược hoàn toàn với vẻ đẹp bên ngoài, chịu nhiều áp bức, tủi nhục do xã hội đem lại
  • Ca ngợi: Người phụ nữ luôn tấm lòng son sắc, thủy chung đối với gia đình, họ dành tất cả những tình thương cho người mà họ yêu quý

-Hình ảnh của phần lớn người phụ nữ trong xã hội xưa

  • Xã hội không hề coi trọng người phụ nữ, từ khi sinh ra họ đã phải phụ thuộc vào người khác, cuộc sống của bản thân cũng do người khác quyết định, bị giàng buộc bởi nhiều vấn đề.
Xem thêm:  Phân tích hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Văn mẫu lớp 9 tuyển chọn

Bài viết liên quan đến bài thơ Bánh trôi nước:

>>Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

>>Phân tích ý nghĩa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương – Văn mẫu lớp 7 đặc sắc nhất

>>Phân tích những yếu tố dân gian trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

>>Khái quát nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương

3. Kết bài

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa: Tác phẩm mang một ý nghĩa khái quát như một sự đúc kết về số phận và nhân cách của người phụ nữ xưa, những con người hồng nhan bạc phận, vừa đồng cảm với những hình ảnh đẹp mà người phụ nữ đem lại vừa lên án tố cáo xã hội dựa vào địa vị quyền lực để quyết định số phận của một con người.

II. Bài tham khảo cho đề cảm nhận về người phụ nữ xưa qua bài thơ Bánh trôi nước

Trong xã hội ngày xưa vấn đề trọng nam khinh nữ đã không còn quá xa lạ, thân phận người phụ nữ từ khi sinh ra đã không được đề cao, quyền làm người của họ bị giới hạn trong những khuân phép nhất định, và hình ảnh người phụ nữ đã được các nhà văn nhà thơ thể hiện sự đồng cảm qua các tác phẩm của mình, trong đó tiêu biểu hình ảnh người phụ nữ qua tác phẩm “Bánh trôi nước”

Thời đại phong kiến người phụ nữ sống trong nhiều nỗi tủi nhục, đầy rẫy sự bất công mà xã hội đem lại cho họ, trái ngang hơn đó là những người phụ nữ đẹp, nết na, chịu thương chịu khó thường phải chịu số phận lâm li bi đát, ngoại hình như một điểm báo cho những gì sẽ xảy ra trong tương lại của họ. Qua bài “Bánh trôi nước” tác giả đã khắc họa rõ nét số phận mà người phụ nữ phải chịu đựng khi sống trong xã hội xưa.

Mượn hình ảnh bánh trôi nước tròn trịa, trong trắng mịn màng để thể hiện hình ảnh người con gái Việt đẹp toàn diện, đẹp cả ngoại hình lẫn tình nết, một vẻ đẹp mộc mạc được cha mẹ ban tặng, nét đẹp tiêu biểu cho người con gái duyên dáng chốn thôn quê, đáng lẽ ra người phụ nữ phải được sống cuộc sống sung sướng, hạnh phúc bên gia đình, bên những người thân nhưng vẻ đẹp bên ngoài không thể che lấp đi những đớn đau phải chịu đựng ở tận sâu bên trong, không những không được sống cuộc sống bình thường như bao người khác mà trái ngược hoàn toàn đó là một cuộc sống đầy bi kịch, giống như chiếc bánh trôi kia, phải chịu sự chi phối của đôi bàn tay người nặn, rắn, nát tùy thuộc vào cách mà con người tạo ra, cũng như vậy thì người phụ nữ ở đây cũng không khác là mấy, họ phải sống cuộc sống phụ thuộc vào những yếu tố mà xã hội đưa ra, áp đặt lên, không thể tự mình quyết định tương lai, quyết định cuộc sống của bản thân.

Xem thêm:  Giải thích lời dạy Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó

Cuối cùng qua những hình ảnh đó là sự thấu cảm mà tác giả dành cho những người phụ nữ, dù có khó khăn, có chịu nhiều áp bức thế nào đi chăng nữa người phụ nữ vẫn giữ trong mình một tấm lòng son sắc, thủy chung đối với gia đình, họ dành tất cả những tình thương cho người mà họ yêu quý, đó chính là phẩm chất đáng quý nhất không bao giờ phai nhòa trong người phụ nữ.

Qua hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm là sự đồng cảm đối với tất cả những người phụ nữ trong xã hội xưa, xã hội không hề coi trọng người phụ nữ, từ khi sinh ra họ đã phải phụ thuộc vào người khác, cuộc sống của bản thân cũng do người khác quyết định, đơn giản bởi người phụ nữ vốn không được coi trọng như người đàn ông cả về thể chất lẫn tinh thần, họ sống một cuộc sống với nhiều giàng buộc của xã hội như công, dung, ngôn, hạnh, hay bất cứ điều gì mà xã hội áp đặt lên đầu họ. Và để rồi chỉ cần phạm sai lầm là người phụ nữ sẽ bị đẩy xuống tận cùng đáy của xã hội, lời nói không có ý nghĩa, chịu nhiều đau thương, tiếng oan.

Tác phẩm mang một ý nghĩa khái quát như một sự đúc kết về số phận và nhân cách của người phụ nữ xưa, những con người hồng nhan bạc phận, vừa đồng cảm với những hình ảnh đẹp mà người phụ nữ đem lại vừa lên án tố cáo xã hội dựa vào địa vị quyền lực để quyết định số phận của một con người.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan