Tư tưởng đất nước qua đoạn thơ cuối bài thơ Đất nước


Tư tưởng đất nước qua đoạn thơ cuối bài thơ Đất nước

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy phân tích Tư tưởng Đất nước là của nhân dân qua đoạn thơ cuối trong bài thơ Đất Nước.

Mở bài Tư tưởng đất nước qua đoạn thơ cuối bài thơ Đất nước

Trong bản hợp xướng của thơ ca chống Mĩ, nổi lên những âm vang trầm hùng, sâu lắng thiết tha về đất nước. Đất nước hiện lên qua màu xanh của “Tre Việt Nam” (Nguyễn Duy), trong dòng người cuồn cuộn trên “Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh, “Những người đi tới biển” của Thanh Thảo. Đất nước đó cũng rung lên mạnh mẽ khi “Tuổi trẻ không yên”, những tà “áo trắng” đã “xuống đường” trong “Mặt đường khát vọng”(1974) của Nguyễn Khoa Điềm. Trong bản Trường ca 9 chương sôi sục nhiệt huyết của tuổi trẻ trước vận mệnh dân tộc, ông đã dành hẳn một chương V để nói về đất nước này là Đất nước của nhân dân. Chính tư tưởng ấy đã hội tụ được trong những trang thơ của Nguyên Khoa Điềm, tư tưởng ấy giống như sợi chỉ nam xuyên suốt cả trang thơ và đặc biệt hơn nữa tư tưởng đó được thể hiện ở đoạn cuối cùng của bài thơ.

Thân bài Tư tưởng đất nước qua đoạn thơ cuối bài thơ Đất nước

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết bài thơ này ở trong chiến trường, thế nhưng mạch thơ vẫn trỗi dậy, vẫn liền mạch để qua đó có thể thấy được rằng ông đã gửi gắm những tư tưởng tình cảm của mình vào trong đó.

Từ những khổ thơ đầu tiên thì tác giả đã thể hiện được một cách rõ ràng về quan điểm, tư tưởng của mình về hình ảnh đất nước, những tập tục và thói quen của nhân dân. Đất nước có trong danh lam thắng cảnh và chính trong những đức tính tốt đẹp của nhân dân đã làm nên những cảnh đẹp đó. Thế nhưng càng rõ ràng hơn khi ở cuối đoạn thơ càng thể hiện rõ tư tưởng về đất nước của nhân dân.

Đoạn thơ mở đầu bằng hình ảnh và những lời chân thành của chàng trai nói với cô gái về đất nước và về những anh hùng không tên không tuổi đã đứng dậy đấu tranh chống lại quân giặc:

Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn nghìn năm đất nước

Mở đầu đoạn thơ, bằng lời thơ vừa thiết tha, ngọt ngào “em ơi em” vừa tự hào về những đóng góp của “họ”- những con người vô danh chính là nhân dân qua bao thế hệ trong chiều dài thời gian lịch sử “bốn ngàn năm Đất Nước”.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về vấn đề học đi đôi với hành | Văn mẫu

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con trai, con gái bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Đó là “con gái, con trai bằng tuổi chúng ta “, thời bình thì hăng say lao động, khi có giặc ngoại xâm, theo quan niệm, văn hóa ngày xưa ” người con trai ra trận ” bảo vệ quê hương, đất nước. Còn người con gái đóng vai trò là hậu phương “nuôi cái cùng con “, họ hỗ trợ lẫn nhau để cả tiền tuyến và hậu phương đều vững chắc.

Câu thơ ” khi giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh ” khơi gợi tình yêu nước sâu sắc và ý chí quyết tâm bảo vệ quê hương, đất nước cao độ. Đó là truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được minh chứng bằng chiều dài lịch sử suốt bốn ngàn năm lịch sử.

Cách nói ²Con trai, con gái bằng tuổi chúng ta² gián tiếp nhắc nhở thế hệ hôm nay, những người đồng trang lứa, những người trẻ tuổi về ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và tiếp nối truyền thống của thế hệ trước.

Nhiều người đã trở thành anh hùng

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.

Có những người anh hùng đã sống, cống hiến cho quê hương, đất nước, họ được ghi nhận lại tên tuổi để thế hệ anh và em hôm nay đều biết và nhớ đến họ. Nhưng đó chỉ là số ít. Vì cách liệt kê con gái, con trai, lớp người gợi số lượng đông đảo họ những người anh hùng vô danh, cũng đã ²sống và chết² rất ²giản dị và bình tâm² nhưng trong số đông những người anh hùng lưu danh muôn thuở ấy. Đọc mấy câu thơ này nghe thoáng xót xa, nhưng chính sự ra đi giản dị, vô danh ấy đã chiếm trọn tình cảm và lòng tự hào của thế hệ mai sau. Nhà thơ đặt ²họ² vào giữa bình diện sự sống và cái chết gợi trạng thái tồn tại nối tiếp trước sự trôi chảy của thời gian trong suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử để tạo thành một mạch ngầm vĩnh cửu. ²Họ² nối tiếp nhau lao động cần cù, bảo vệ và gìn giữ những giá trị vật chất và tinh thần cho thế hệ mai sau.

Xem thêm:  Nghị luận về vấn đề thành công và thất bại qua bài thơ Dậy mà đi

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái.

Những giá trị vật chất và tinh thần vô cùng quý giá mà người đời trước truyền lại:Đó là những ²hạt lúa², ²lửa²,²giọng điệu²,²tên làng, tên xã² và ²đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái². Trước hết ²hạt lúa² là biểu tượng cho nền văn minh lúa nước làm nên truyền thống lao động cần cù, siêng năng của nhân dân Việt Nam qua bao thế hệ ²giữ và truyền² cho thế hệ hôm nay. Đó là ngọn ²lửa² duy trì sự sống, tạo sự gắn kết, đầm ấm cho mỗi gia đình. Đó là ²giọng nói² của địa phương, của dân tộc qua lời ru, tiếng hát ngọt ngào để nhắc nhở con cháu lòng tự tôn về giọng điệu riêng. Đó là ²tên làng, tên xã² biểu trưng cho tên gọi các địa danh của quê hương được họ ²gánh² theo ²trong mỗi chuyến di dân² để nhắc nhở con cháu đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Và bao đời nay vẫn thế, thế hệ ông bà tạo nền tảng vững chắc cho cha mẹ, để cha mẹ lại truyền cho con cháu mai sau, mong con cháu được sống sung sướng, đủ đầy hơn. Việc ²đắp đập be bờ² cho con cháu mai sau ²trồng cây hái trái² cũng có nghĩa là vậy.

Cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên bình diện văn hóa

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

Xem thêm:  Tả một danh lam thắng cảnh (mà em biết) ở quê hương em

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu

Mà khi về Đất Nước mình bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.

Từ ²Đất Nước² và ²Nhân dân² được viết hoa đầy trang trọng, thể hiện lòng tự hào của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.

Ở phương diện văn hóa, nhà thơ chọn ² ca dao thần thoại² -văn học dân gian đặt trong mối quan hệ mật thiết với nhân dân, Những điệu ²ca dao² ngọt ngào sâu lắng, đậm đà chất trữ tình đi vào trong đời sống, nuôi dưỡng tâm hồn của dân tộc Việt. Góp phần giáo dục thế hệ con cháu tình yêu đồng loại từ thuở lọt lòng:²Dạy anh biết yêu em từ thuở nằm nôi.

Đồng thời với những câu chuyện ²thần thoại², ông cha đã gián tiếp giáo dục thế hệ mai sau về cội nguồn hình thành của vũ trụ, đất nước, con người qua những câu chuyện lung linh màu sắc kì ảo ;về bài học trân trọng sức lao động, biết cần cù chịu thương, chịu khó:²quý ông cầm vàng những ngày lặn lội². Câu thơ ²Biết trồng tre đợi ngày thành gậy.Đi trả thù mà không sợ dài lâu² khơi gợi truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm qua câu chuyện thần thoại Thánh Gióng. Hình ảnh cây tre còn là biểu tượng cho làng quê Việt Nam, nơi tình yêu quê hương đất nước được giữ gìn và tiếp nối sau mỗi lũy tre làng.

Kết thúc đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm sáng tạo hình ảnh nhân dân thành những con người sáng tạo vĩ đại, thổi hồi văn hóa Việt vào thiên nhiên, tạo vật, tạo nên vẻ đẹp của đất nước Việt Nam muôn đời:

Ôi những dòng sông bắt nước từ lâu

Mà khi về Đất Nước mình bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.

Kết luận Tư tưởng đất nước qua đoạn thơ cuối bài thơ Đất nước

Tư tưởng Đất nước của nhân dân chính là một tư tưởng mang tầm vóc lịch sử và đã được thể hiện một cách sâu lắng, bay bổng kì diệu ở trong từng trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Nó đánh dấu cho sự phát triển từng bước trong thơ ca kháng chiến chống Mỹ.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan