Cảm nhận về câu nói của bà cô Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
Cảm nhận về câu nói của bà cô Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
Hướng dẫn
Đề bài: Trong tác phẩm Chí Phèo, bà cô Thị Nở nói: “đàn ông đã chết hết hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng ko cha. Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. Anh chị hãy trình bày cảm nhận về câu nói của bà cô Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.
I. Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Giới thiệu về câu nói của bà cô Thị Nở: Trong lời nói của bà cô với THị nở, câu nói “đàn ông đã chết cả rồi hay sao mà lại đâm đầu đi lấy một thằng chồng không cha.Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ” không chỉ mang đến nỗi tuyệt vọng cùng cực cho Chí Phèo mà còn mang đến bao suy tư, day dứt cho độc giả.
2. Thân bài
Truyện ngắn Chí Phèo đã phản ánh chân thực hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, xã hội chà đạp lên quyền sống, quyền lương thiện của người nông dân nghèo.
– Chí Phèo vốn là anh canh điền hiền làn, lương thiện nhưng số phận đưa đẩy khiến Chí Phèo sa chân vào con đường tù tội rồi trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.
– Đến khi gặp được Thị Nở, Chí đã được thức tỉnh về nhân tính, Chí nhớ về những giấc mơ bình dị của ngày trẻ và khát khao lương thiện.
– Con đường trở lại đó nào được dễ dàng, những định kiến nghiệt ngã vẫn vây hãm lấy cuộc đời Chí, mà đại diện cho tất cả những định kiến ở đây chính là qua lời nói của nhân vật bà cô Thị Nở.
– Khi Thị đi hỏi bà cô về ý định về chung một nhà với Chí, bà cô đã không những không đồng ý mà còn “ném” vào mặt Thị những lời mắng chửi tàn nhẫn, thậm tệ nhất.
– Câu nói thể hiện sự nghiệt ngã đến tàn nhẫn của những định kiến.
– Những lời của bà cô Thị Nở nói không sai, Chí Phèo là” thằng không cha không mẹ”, ngay từ nhỏ Chí đã bị bỏ rơi bên cái lò gạch bỏ hoang.
– bản chất lương thiện của Chí cũng được đánh thức nhờ Thị Nở, người đàn bà xấu xí, dở hơi.
– Chí khát khao hạnh phúc, khát khao lương thiện, khát khao được làm hòa với mọi người. Thế nhưng câu nói “quay đầu là bờ” có thể đúng trong nhiều trường hợp nhưng lại chẳng thể ứng nghiệm với cuộc đời Chí.
– Lời nói của bà cô Thị Nở cũng như lời chối bỏ phũ phàng nhất.
3. Kết luận
Câu nói của bà cô Thị Nở không chỉ chặn đứng con đường lương thiện mà Chí khát khao quay đầu lại mà còn mang đến bao day dứt, suy tư cho độc giả. Câu nói cũng như lời tố cáo đối với xã hội phong kiến đã đẩy con người đến bước đường cùng không thể thoát ra.
Bài liên quan đến truyện ngắn Chí Phèo:
>>Phân tích bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
>>Phân tích giá trị nhân đạo được nhà văn Nam Cao thể hiện thông qua truyện ngắn Chí Phèo
>>Phân tích nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
>>Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao
II. Bài tham khảo
Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao cũng là tác phẩm hiện thực có giá trị bậc nhất của nền văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Trong truyện, Chí Phèo là con người bị tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính để trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại, Trước tình thương của Thị Nở, Chí Phèo đã thức tỉnh nhân tính và khát khao trở về với con đường lương thiện. Tuy nhiên, con đường đi lương thiện của Chí, giấc mơ về ngôi nhà hạnh phúc của Chí và Thị vốn chẳng dễ dàng. Sự ngăn cấm của bà cô Thị Nở là đại diện cho những định kiến của người dân làng Vũ Đại. Trong lời nói của bà cô với THị nở, câu nói “đàn ông đã chết cả rồi hay sao mà lại đâm đầu đi lấy một thằng chồng không cha. Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ” không chỉ mang đến nỗi tuyệt vọng cùng cực cho Chí Phèo mà còn mang đến bao suy tư, day dứt cho độc giả.
Truyện ngắn Chí Phèo đã phản ánh chân thực hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, xã hội chà đạp lên quyền sống, quyền lương thiện của người nông dân nghèo. Chí Phèo vốn là anh canh điền hiền làn, lương thiện nhưng số phận đưa đẩy khiến Chí Phèo sa chân vào con đường tù tội rồi trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.
Kể từ khi trở thành tay sai của Bá Kiến, trở thành con quỷ dữ bị cả làng chối bỏ quyền làm người, Chí Phèo đã quen đối mặt với cuộc sống không mục đích, đơn độc, triền miên trong những cơn say. Đến khi gặp được Thị Nở, Chí đã được thức tỉnh về nhân tính, Chí nhớ về những giấc mơ bình dị của ngày trẻ và khát khao được trở về với con đường lương thiện, muốn xây dựng một gia đình nhỏ hạnh phúc với Thị Nở.
Tuy nhiên, con đường trở lại đó nào được dễ dàng, những định kiến nghiệt ngã vẫn vây hãm lấy cuộc đời Chí, mà đại diện cho tất cả những định kiến ở đây chính là qua lời nói của nhân vật bà cô Thị Nở. Khi Thị đi hỏi bà cô về ý định về chung một nhà với Chí, bà cô đã không những không đồng ý mà còn “ném” vào mặt Thị những lời mắng chửi tàn nhẫn, thậm tệ nhất. Câu nói để lại nhiều suy nghĩ nhất cho độc giả “đàn ông đã chết hết hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng ko cha. Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ “. Câu nói thể hiện sự nghiệt ngã đến tàn nhẫn của những định kiến.
Những lời của bà cô Thị Nở nói không sai, Chí Phèo là” thằng không cha không mẹ”, ngay từ nhỏ Chí đã bị bỏ rơi bên cái lò gạch bỏ hoang. Tuổi thơ bất hạnh của Chí phải đi ở hết nhà này đến nhà khác, đến khi đã trở thành một anh thanh niên khỏe mạnh thì lại bị đẩy vào tù vì những ghen tuông vớ vẩn của Bá Kiến. Nhà tù thực dân đã làm thay đổi bản tính của Chí từ một anh canh điền lương thiện trở thành kẻ lưu manh bặm trợn, khi Chí Phèo đồng ý làm tay sai cho Bá Kiến thì hắn ta đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Nghề của Chí chỉ có rạch mặt ăn vạ, một mình Chí đã làm bao gia đình tan cửa nát nhà, phá hỏng bao cơ ngơi. Chí Phèo đã bị cả làng Vũ Đại xa lánh ghét bỏ, không ai đáp lại tiếng chửi của Chí như cách để phủ nhận sự tồn tại của Chí trong làng Vũ đại. Thế nhưng, bản chất lương thiện của Chí cũng được đánh thức nhờ Thị Nở, người đàn bà xấu xí, dở hơi.
Chí khát khao hạnh phúc, khát khao lương thiện, khát khao được làm hòa với mọi người. Thế nhưng câu nói “quay đầu là bờ” có thể đúng trong nhiều trường hợp nhưng lại chẳng thể ứng nghiệm với cuộc đời Chí.
Cả cuộc đời mình, Chí đã gây ra rất nhiều tội ác, sai lầm nhưng ngay cả khi đã hối lối, muốn trở lại làm người lương thiện thì con đường Chí phải đi cũng chẳng hề dễ dàng. Lời nói của bà cô Thị Nở cũng như lời chối bỏ phũ phàng nhất. Khi nghe lại những lời chửi mắng của bà cô qua lời của Thị Nở, Chí Phèo bỗng nhận ra rằng con đường lương thiện của mình đã không thể trở lại. Để giải thoát cho tất cả những bi kịch chỉ có thể là cái chết.
Câu nói của bà cô Thị Nở không chỉ chặn đứng con đường lương thiện mà Chí khát khao quay đầu lại mà còn mang đến bao day dứt, suy tư cho độc giả. Câu nói cũng như lời tố cáo đối với xã hội phong kiến đã đẩy con người đến bước đường cùng không thể thoát ra.
Theo Nhungbaivanhay.vn