Diễn biến tâm trạng của chàng trai qua bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính


Diễn biến tâm trạng của chàng trai qua bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính

Hướng dẫn

Trong bài thơ Tương tư, tác giả Nguyễn Bính đã để cho nhân vật trữ tình trải qua những cung bậc cảm xúc đầy phức tạp. Anh chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của chàng trai qua bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả và bài thơ, tâm trạng của chàng trai qua bài thơ: Có thể nói ông là đại diện cho thể thơ lục bát cổ dân gian mà bài thơ “Tương tư” là một minh chứng tiêu biểu. Bài thơ đã diễn tả tâm trạng tương tư của chàng trai với những diễn biến cảm xúc và tâm lý đa dạng, vô cùng chân thành và bình dị

2. Thân bài

-Sự nhớ mong, trông ngóng của chàng trai: Giống như bao tâm hồn đã và đang có nỗi tương tư khác, chàng trai quê chất phác cũng bắt đầu nỗi tương tư của mình bằng sự mong nhớ. Tuy nhiên ở đây lại là sự nhớ mong giữa “thôn Đoài” và “thôn Đông”

-Sự trách móc, hờn dỗi của chàng trai: Hai câu thơ đầu dường như đang có ý hờn trách nhẹ nhàng, trách sao gần thế mà “bên ấy” chẳng sang chơi “bên này”, để cho “bên này” phải chờ đợi khổ sở thế này, sao mà cứ mãi hờ hững

-Sự than thở, buồn bã, không ăn không ngủ của chàng trai: Chỉ vì nhớ mong, trông ngóng một bóng hình mà đã bao đêm chàng trai thức trắng, có mấy ai hiểu cho con tim đang nồng cháy đó nên chàng trai đành ôm trọn nỗi tương tư vào tận sâu thân tâm của mình

-Ước muốn được se duyên kết tóc cùng người mình yêu: Không còn là sự mong muốn được gặp nhau nữa mà giờ đây chàng trai muốn được kết tóc se duyện cùng người mình yêu

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Người trong bao (Sê-khốp) - Văn mẫu lớp 11

3. Kết bài

Ý nghĩa của bài thơ: Bằng những nét rất riêng của hồn thơ Nguyễn Bính, bài thơ “Tương tư” đã thể hiện một cách rất chân thực, bình dị diễn biến tâm trạng của chàng trai tương tư: từ nhớ mong bồn chồn, đến giận hờn trách móc, và khát khao được gắn kết.

Bài liên quan đến bài thơ Tương tư:

>>Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính – Văn mẫu lớp 11 tuyển chọn

>>Nỗi nhớ mong và tâm trạng trách móc của chàng trai trong bài thơ Tương tư

>>Hướng dẫn soạn văn Tương tư – Chương trình Ngữ văn lớp 11

>>Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính

II. Bài tham khảo

Nguyễn Bính là một nhà thơ mới, nhưng ông lại luôn tha thiết với những giá trị cổ truyền, cội nguồn dân tộc, từ đó ông thổi vào những cung bậc cảm xúc của mình hồn quê đậm đà chân chất. Có thể nói ông là đại diện cho thể thơ lục bát cổ giân gian mà bài thơ “Tương tư” là một minh chứng tiêu biểu. Bài thơ đã diễn tả tâm trạng tương tư của chàng trai với những diễn biến cảm xúc và tâm lý đa dạng, vô cùng chân thành và bình dị.

Tương tư là một cảm xúc, cũng có thể coi là một căn bệnh mà con người ta khó lòng tránh khỏi khi đang yêu, đặc biệt là khi tình yêu còn e ấp, chưa dám bày tỏ. Biểu hiện của nó là sự nhớ nhung, mong chờ của một đôi trai gái khi yêu, thông thường diễn biến tâm lý này chỉ diễn ra ở một phía, trong bài thơ, tâm trạng tương tư là của chàng trai:

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người”

Giống như bao tâm hồn đã và đang có nỗi tương tư khác, chàng trai quê chất phác cũng bắt đầu nỗi tương tư của mình bằng sự mong nhớ. Tuy nhiên ở đây lại là sự nhớ mong giữa “thôn Đoài” và “thôn Đông”, sao không phải là con người cụ thể mà lại là một cảnh chung chung như thế? Đơn giản bởi lẽ nỗi tương tư của chàng trai ấy đã quá mênh mang, nó lan tỏa và thấm đẫm khắp không gian, mọi cảnh vật, giống như câu thơ của Nguyễn Du “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Bên cạnh đó, điệp từ “một người” lại bị ngăn cách giữa “chín nhớ mười mong” đã cho thấy sự nhớ mong vừa là nhịp cầu lại vừa như một tấm bình phong ngăn cách mối tình của đôi nam nữ. Từ đó mà tác giả có thể đưa ra một lời đúc kết sâu sắc:

Xem thêm:  Cảm nhận của anh chị về nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình II của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

“Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”

Căn bệnh tương tư làm cho tâm hồn của những người yêu đương phải mệt mỏi, dằn vặt, nhưng cũng chính nó làm cho tình yêu trở nên ý nghĩa và nhiều màu sắc. Tâm trạng của chàng trai đã không dừng ở sự nhớ mong mà đã nâng lên một cung bậc khác, đó là sự mong ngóng, chờ đợi, muốn được nhìn thấy người mình yêu:

“Hai thôn chung lại một làng…

Lá xan nhuộm đã thành cây lá vàng”

Hai câu thơ đầu dường như đang có ý hờn trách nhẹ nhàng, trách sao gần thế mà “bên ấy” chẳng sang chơi “bên này”, để cho “bên này” phải chờ đợi khổ sở thế này, sao mà cứ mãi hờ hững. “Ngày qua ngày lại qua ngày” thời gian trôi đi kéo theo sự nhớ mong càng thêm da diết, dai dẳng, đến nỗi “lá xanh” kia đã nhuộm thành “lá vàng”. Sự vận động của thời gian đã được cụ thể hóa vào bước đi chậm chạp của thời gian dưới cái nhìn của một tâm trạng mong ngóng, chờ đợi mòn mỏi. Từ màu xanh sang màu vàng còn thể hiện cho tâm trạng héo mòn, khô úa vì chờ đợi quá lâu của chàng trai. Nếu như ngăn cách bởi sông dài biển rộng, đi lại khó khăn thì đành thôi, nhưng đây chỉ cách có “một đầu đình”, vì rằng đường xá khó khăn hay là em không muốn sang. Đó là sự hờn trách, trách móc yêu của tâm trạng đang nhớ cháy bỏng. Phải chăng bên ấy em đã tìm được niềm vui nào lớn hơn, hạnh phúc hơn nên em đã quên mất một người đang tương tư bên này.

Xem thêm:  Phân tích Những đứa trẻ để thấy được thời thơ ấu của M.go-rơ-ki

“Tương tư thức mấy đêm rồi

Biết cho ai, hỏi ai người biết cho”

Chỉ vì nhớ mong, trông ngóng một bóng hình mà đã bao đêm chàng trai thức trắng, có mấy ai hiểu cho con tim đang nồng cháy đó nên chàng trai đành ôm trọn nỗi tương tư vào tận sâu thân tâm của mình. Tâm trạng anh lúc đó dường như bối rối và hụt hẫng, từ nhớ mong rồi bồn chồn lo lắng, rồi đến hờn trách và cuối cùng là sự buồn bã, không ăn, không ngủ, đó là khi một tâm hồn đã bị giày vò. Không còn là sự mong muốn được gặp nhau nữa mà giờ đây chàng trai muốn được kết tóc se duyện cùng người mình yêu:

“Nhà em có một giàn giầu

Nhà anh có một hàng cau liên phòng”

Cách xưng hô đã đổi thành anh và em, đó như một khát khao mãnh liệt muốn cùng người mình yêu thương sống trọn đời trọn kiếp.

Bằng những nét rất riêng của hồn thơ Nguyễn Bính, bài thơ “Tương tư” đã thể hiện một cách rất chân thực, bình dị diễn biến tâm trạng của chàng trai tương tư: từ nhớ mong bồn chồn, đến giận hờn trách móc, và khát khao được gắn kết.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan