Giới thiệu về bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương


Giới thiệu về bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương

Hướng dẫn

Thương vợ là bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Trần Tế Xương, bài thơ là lời giãi bày đầy chân thành của nhà thơ đối với người vợ tần tảo, giàu yêu thương của mình. Giới thiệu về bài thơ Thương vợsẽ giúp người học hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác cũng như nội dung chủ đạo của bài thơ này.

1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ

– Bà Tú đi vào thơ của Tú Xương như một nhân vật người phụ nữ điển hình

Nhà thơ Trần Tế Xương có một người vợ xinh đẹp, đảm đang và đáng kính trọng. Vợ ông là Phan Thị Mẫn, thuộc dòng họ có nhiều người đỗ đạt làm quan. Bà Tú đi vào thơ của Tú Xương như một nhân vật người phụ nữ điển hình, hấp dẫn. Ông có hẳn một đề tài viết về bà Tú, bao gồm thơ, văn tế sống và câu đối, trong đó có bài thơ “Thương Vợ”.

– “Thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú

“Thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú, đồng thời cũng là bài thơ tiêu biểu cho trữ tình của Trần Tế Xương bởi cảm xúc rất chân thành, lời thơ tuy giản dị mà sâu sắc.

Bài liên quan đến bài thơ Thương vợ:

>>Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương Vợ của Trần Tế Xương

>>Hướng dẫn soạn văn Thương vợ của Trần Tế Xương đầy đủ chi tiết nhất

>>Cảm nhận về hình ảnh bà Tú thông qua bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương

2. Nội dung của bài thơ

Trong bài thơ, ông đã miêu tả rất sâu sắc, xây dựng rất thành côn chân dung của một người vợ vất vả đảm đang, chịu thương chịu khó và giàu đức hi sinh. Thông qua bài thơm tác giả đã bày tỏ lòng thương quý và sự biết ơn đối với bà Tú, ông đã không ngần ngại buông lời chửi chính bản thân mình, thừa nhận mình là một người chồng vô trách nhiệm, không những không lo được cho gia đình mà còn là gánh nặng cho vợ. Đi vào tìm hiểu bài thơ, chúng ta sẽ thấy được sự thành công của tác giả trong nghệ thuật thể hiện: sử dụng vốn Tiếng Việt giàu có phong phú, lại giản dị, tự nhiên và giàu sức biểu cảm, bên cạnh đó tác giả còn vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.

Có thể thấy, tình yêu thương quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong các tác phẩm văn học trung đại. Trong khi đó bài thơ này lại diễn tả cảm xúc ấy bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian. Điều đó đã chứng tỏ hồn thơ Tú Xương tuy mới lạ, độc đáo nhưng vẫn rất gần gũi với mọi người, có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mạc Tử

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan