Giới thiệu về nhà thơ Cao Bá Quát ngữ văn 11


Giới thiệu về nhà thơ Cao Bá Quát ngữ văn 11

Hướng dẫn

Doi dieu ve Cao Ba Quat. Đề bài: Em hãy giới thiệu đôi nét về nhà thơ Cao Bá Quát – Khí phách của một nhà thơ.

Ở Việt Nam, Cao Bá Quát là người có thể sánh với Petofi (1823 – 1849), F.G. Lorca (1898 – 1936), những thi sĩ – chiến sĩ đã chiến đấu suốt đời cho tự do. Petofi, nhà thơ, người anh hùng dân tộc Hungari đã chiến đấu trong trận hỗn chiến của quân đội giải phóng với giặc ngoại xâm tại mặt trận Segosvar, còn F.G. Lorca – nhà thơ lỗi lạc của Espagne (España), bị bọn phát xít Franco giết cùng với 15.000 người ở một vực sâu gần Granada. Thi sĩ Việt Nam, Cao Bá Quát cũng đã chết trong một trận đánh với quân triều Nguyễn mà người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân ấy không ai khác chính là nhà thơ.

Cao Bá Quát sinh năm 1808, tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Hà Nội). Tự là Chu Thần; hiệu Cúc Đường, Mẫn Hiên. Dòng họ Cao vốn đỗ đạt, học vấn uyên thâm, tài thơ lừng lẫy. Thi đỗ Cử nhân sớm (1831) nhưng thi Hội trượt. Nhà nghèo, nhà thơ đành phải ra làm quan. Song, cuộc sống chẳng khá hơn.

Năm 1841, Cao Bá Quát vào kinh giữ chức Hành tẩu bộ Lễ. Ngay năm đó, được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy một số bài hay nhưng phạm húy, họ Cao bèn cùng bạn lấy sơn hòa muội đèn chữa lại.

Việc chẳng thành, bị kết tội chém, sau được hạ xuống mức cách chức, phái đi công cán ở Indonesia. Lúc trở về giữ chức cù được thời gian rồi bị sa thải. Năm 1847, được gọi lại vào kinh làm ở Viện Hàn lâm, chuyên sưu tầm, sắp xếp thơ văn cho vua dùng. Họ Cao có dịp kết thân với nhiều nhà thơ nổi tiếng lúc bấy giờ: Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Hàm Ninh… Chính lúc này nhà thơ càng có dịp nhìn thấy nhiều chuyện xấu xa của quan lại triều đình nên chẳng tiếc lời đả kích, châm biếm khiến triều đình thêm căm ghét. Năm 1852, lại phải rời kinh đô đi nhậm chức Giáo thụ ở phủ Quốc Oai, Sơn Tây. Gặp cảnh mất mùa, đói kém, nhân dân cùng khổ, Cao Bá Quát liên hệ với một lãnh tụ khởi nghĩa nông dân bấy giờ là Lê Duy Cự, cùng lãnh đạo nhân dân chống lại triều đình. Nghĩa quân ban đầu đánh thắng một số trận ở ứng Hòa, Thanh Oai, nhưng vì chưa được chuẩn bị chu đáo nên thất bại, phải rút về vùng Vĩnh Tường, đóng quân ở Mỹ Lương. Triều Nguyễn treo giải 500 lạng bạc cho ai bắt được Cao Bá Quát và 300 lạng cho ai giết được ông. Trong trận cuối cùng quyết chiến với quân nhà Nguyễn tại vùng Yên Sơn, thuộc phủ Quốc Oai, Cao Bá Quát bị bắn chết. Triều đình Huế đã hạ lệnh bêu đầu nhà thơ khắp các tỉnh Bắc Hà và tru di tam tộc của ông.

Khi nhà thơ khởi nghĩa nông dân hy sinh, dòng họ bị trả thù tàn khốc, thơ văn của ông vì thế càng bị thất lạc nhiều. Nhưng tài năng và nhân cách Cao Bá Quát sống mãi trong kí ức của nhân dân. Do đó, người đời sau vẫn sưu tầm được hơn nghìn bài, cả chữ Hán lẫn chữ Nôm trong các tập: Cao Bá Quát thi tập, Cao Chu Thần di cảo, Cao Chu Thần thi tập, Mẫn Hiên thi tập, Cúc Đường thi tập, Mẫn Hiên thuyết loại… Khối lượng đồ sộ ấy, đối với một thi nhân bình thường đã khó ai sánh kịp. Thơ Cao Bá Quát một mặt phản ánh sự khốn quẫn của nhân dân trong tình cảnh một “hình thái chính trị – xã hội đã ở vào giai đoạn cuối cùng của nó” mà hình ảnh chung nhất là “tấn bi hài kịch” (K. Marx) với bao nghịch cảnh trớ trêu, đẫm đầy nước mắt, đau thương, sự hãnh tiến của những lố bịch, cùng biết bao oán hờn. Mặt khác, đó là sự khẳng định tài năng, tâm hồn đa cảm và nhân cách thanh cao của một trí thức lớn.

Tương truyền, bình sinh, Cao Bá Quát là người nổi tiếng kiêu ngạo. Ông từng nói: “Thiên hạ có bốn bồ chữ. Riêng ta chiếm hai bồ. Anh ta là Cao Bá Đạt và bạn ta là Nguyễn Văn Siêu chiếm một bồ. Còn một bồ phân phát cho các kẻ sĩ trong nước”. Không rõ, nhà thơ có từng nói vậy không. Còn sự thật, ông là người ý thức rất rõ tài năng và phẩm hạnh của mình. Nhà thơ khao khát vươn lên, cống hiến thật nhiều cho đời. Tiếc thay, ước mơ ấy không nảy mầm được trên mảnh đất khô cằn và tục lụy của chế độ phong kiến cuối mùa. Mỗi khi nhà thơ muốn vươn lên, số phận càng đày ải hơn. Hiểu như thế, càng thấy quý và trân trọng nhà thơ. Trông thấy cảnh đau khổ của nhân dân nhiều lần ông như thấy mình có lỗi vì không làm gì để thay đổi được.

Xem thêm:  So sánh tài sắc của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Tai lê hướng vị tô.

Thái bình vô nhất lược,

Lộc lộc sỉ vi nho.

(Độc dạ)

Có nghĩa là: Huống chi dân đen bị tai nạn chưa được hồi phục; không có sách lược gì làm cho đời được thái bình; thẹn mình là một nhà nho mà lợi tầm thường đến thế.

Cuộc khởi nghĩa nông dân do nhà thơ lãnh đạo là hành động cuối cùng mang tính tất yếu của một trí thức hết mực thương mến những người cùng khổ, khao khái tự do và công bằng. Tài năng và nhân cách như thế thật sá gì những thị phi của bọn tham quan ô lại bấy giờ, Một chuyện làng văn kì lạ của Chu Thần mà nhân dân lưu giữ gần hai trăm năm.

Ngày Cao Bá Quát còn nhỏ, gặp lúc vua Minh Mạng ngự giá bắc tuần để nhận lễ cầu phong từ sứ Mân Thanh, đã xin phép cha sang Thăng Long xem vua. Minh Mạng xa giá lên hồ Tây hóng mát. Không ngờ, dưới hồ cậu bé họ Cao đang tắm trần truồng vì nắng hè oi ức. Quân lính vội vàng bắt trói chú nhóc con vô lễ. Nhưng cậu ta dường như chẳng sợ sệt khi đứng trước “thiên tử”. Cao Bá Quát khai mình là học trò đi xem vua, gặp hồi nóng bức phải tắm cho mát. Nhà vua bèn phán:

– Nếu là học trò, để ta ra cho một câu đối. Đối được sẽ tha tội bất kính. Nhìn xuống hồ, thấy cá lớn đang rượt cá bé, vua bèn tức cảnh:

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của tác giả Nguyễn Khuyến

Nước trong leo lẻo, cá đớp cá

Cao Bá Quát bực mình vì bị trói bèn ứng khẩu:

Trời nắng chang chang, người trói người.

Minh Mạng ngạc nhiên cả khen, cho mở trói và còn ban thưởng. Con người ấy, nhân cách ấy đã báo trước là “tôi bất trung” của triều đình nhà Nguyễn. Và, lần cuối cùng, khi nhà thơ đụng độ không chỉ bằng thơ ca mà cả gươm đao thì quả nhiên chúng đã không tha!

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan