Hướng dẫn soạn văn Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Hướng dẫn soạn văn Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Hướng dẫn
Hướng dẫn soạn văn Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người là nguồn tham khảo thú vị cho người học trong quá trình học tập và tìm hiểu về những bài ca dao dân gian. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
I. Hướng dẫn tìm hiểu
Câu 1. Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:
a. Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần.
b. Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là: lời đáp của cô gái.
c. Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.
d. Hình thức đối đáp này không phố biến trong ca dao, dân ca.
Trả lời:
a. Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là: lời đáp của cô gái.
b.Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.
Câu 2. Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi – đáp?
Trả lời:
Chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi – đáp vì:
– Đây là lời đối đáp giao duyên trong chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.
– Những địa danh được nhắc đến là những địa danh ở vùng Bắc Bộ nước ta, đặc trưng cho những đặc điểm về lịch sử, địa lí, văn hoá của nhiều vùng đất. Người hỏi đã lựa chọn những địa danh tiêu biểu để đố, trong khi đó, người đáp cũng trả lời rất đúng. Cuộc hỏi đáp không chỉ là cơ sở để các chàng trai cô gái bày tỏ sự hiểu biết, tình cảm cá nhân mà còn thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước.
Câu 3.Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
Trả lời:
Trong bài 2, cụm từ “Rủ nhau” cho thấy cả những người rủ và người được rủ đều tỏ ra thích thú muốn được tham quan cảnh đẹp Hồ Gươm- địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến chống lại quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn và là danh lam thắng cảnh của đất nước ta, khơi gợi niềm tự hào về truyền thống yêu nước và trang sử vẻ vang của dân tộc.
Câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” là lời nhắn nhủ nhắc nhở chúng ta phải luôn khắc ghi công lao xây dựng cũng như bảo vệ đất nước của thế hệ cha anh đi trước. Đồng thời nêu lên bài học nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết tiếp tục xây dựng, giữ gìn đất nước để xứng đáng với truyền thống lịch sử, văn hóa nghìn đời của dân tộc.
Câu 4.Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3. Em hãy phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô…”
Trả lời:
Trong bài 3, cảnh trí xứ Huế đã được miêu tả với những nét đẹp nên thơ, trữ tình: đường vào “quanh quanh”, có “non xanh”, có “nước biếc” tạo nên một bức tranh thơ mộng. Khung cảnh Huế với những vẻ đẹp như “tranh họa đồ” đã làm say đắm lòng người. Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh kết hợp với những nét chấm phá.
“Ai” trong lời mời, lời nhắn gửi “Ai vô xứ Huế thì vô” là một đại từ phiếm chỉ thể hiện lời mời gọi. Thông qua đó, tác giả đã gửi đến một lời nhắn về niềm tự hào đối với cảnh sắc tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước cùng tinh thần yêu nước sâu sắc.
Câu 5. Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Nhửng nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?
Trả lời:
Về từ ngữ, hai dòng thơ đầu bài 4 được kéo dài ra tới 12 tiếng, có sử dụng các điệp từ, đảo từ và đối xứng (đứng bên tê đồng – đứng bên ni đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông).
Sự đặc biệt đó đã gợi ra một khoảng không gian bao la, bát ngát mênh mông của cánh động. Biện pháp đảo ngữ càng nhấn mạnh điều đó, dù được nhìn nhận ở góc độ nào thì cánh đồng cũng hiện lên hết sức rộng lớn.
II. Luyện tập
Theo Nhungbaivanhay.vn