Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
Hướng dẫn
Phan tich bai tho Chieu toi – Đề bài: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh. Bài phân tích rất hay của bạn Nguyễn Mạnh Hùng ở Đoan Hùng Phú Thọ
Mở bài Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
Một con người đưa đất nước dân tộc Việt Nam đi qua những chặng đường gian nan vất vả chọn đúng con đường đi để tiến tới giải phóng đất nước. Một con người có tình cảm dạt dào với thiên nhiên và con người. Một nhà thơ nhà văn chính luận trong thơ không chỉ có trăng, hoa, tuyết nguyệt mà còn có cả thép. Nói như thế hẳn trong chúng ta ai cũng biết đến là Hồ Chí Minh. Trong cuộc đời cách mạng Người đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn nguy hiểm, thậm chí còn ở tù. Thế nhưng “thân thể ở trong lao/ tinh thần ở ngoài lao” Bác vẫn dùng những vần thơ để thể hiện sự lạc quan, tình yêu thiên nhiên cuộc sống, yêu con người của mình. Tiêu biểu trong tập thơ Nhật kí trong tù của Người phải kể đến bài thơ chiều tối.
Thân bài Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
Thiên nhiên trong thơ Bác có rất nhiều trang thái, bình minh vô cùng đẹp với hinh ảnh áng mây chuyển trắng thành hồng trong bài giải đi sớm thì hoàng hôn bóng chiều với những hình ảnh của cuộc sống cũng hiện lên vô cùng đẹp trong bài thơ này. Nếu như bị giải đi sớm Bác cũng làm thơ thì khi bị chuyển lao từ nhà lao này sang nhà lao khác trên đường đi ấy Bác cũng làm thơ. Và những bài thơ ấy như thể hiện tâm hồn của nhà thơ đối lập hẳn với những khó khăn trên đường chuyển lao.
Trước hết là hai câu thơ đầu với những hình ảnh của cánh chim nhỏ nghiêng bóng trên ánh hoàng hôn của buổi chiều, một hình ảnh miền sơn cước hiện lên cho thấy tình yêu thiên nhiên của con người ấy:
“Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Nhà thơ thì phải chuyển lao còn cảnh vật thì lại cũng đang tìm về chỗ ở. Hành trinh của cánh chim kia về tổ cũng giống như hành trình của Người chuyển về nhà lao khác. Thế nhưng chim thì được về nơi nó ở đầm ấm, an toàn còn Bác thì vẫn là một nhà lao kinh khủng nữa mà thôi. Ở đây ta vừa thấy cảnh lại vừa thấy tình. Cánh chim kia là một cánh chim mỏi sau một ngày kiếm ăn thì đến cuối ngày nó cố gắng gượng để bay về tổ ấm của mình.
Trên cái nên trời bao la ấy cánh chim trở nên nhỏ bé vô cùng. Và dường như qua cánh chim ấy nhà thơ thể hiện sự cô đơn nhỏ bé lạc lõng nơi đất khách quê người của mình. Cánh chim cũng chỉ có một và người tù cũng một mình. Chính vì thế mà nhà thơ tìm đến sự giao cảm của thiên nhiên với tâm hồn của mình. Thiên nhiên nơi đây đến áng mây cũng thể hiện sự cô đơn lạc lõng. Phải chăng buổi chiều mang đến cái tàn tạ của một ngày nên nó buồn chăng hay qua lăng kính chủ quan cô đơn của Người mà cảnh đeo sầu, mang tâm trạng. Hiểu thế nào thì cũng đúng cả vì khi người buồn thì nhìn cảnh nào cũng thấy buồn hết. Ở bản dịch chữ “cô vân” thành “chòm mây” chưa được chuẩn xác. Nói la chòm mây thì không thể lột tả hết được những ý nghĩa biểu hiện sự cô đơn của hai chữ “cô vân”. Nói tóm lại thiên nhiên chiều tối miền sơn cước trên áng mây ngàn chim nổi gợi lên sự lạc lõng cô đơn, mệt mỏi buồn chán. Có lẽ đó cũng chính là tâm trạng của nhà thơ bởi vì khi ấy Bác phải đi chuyển lao, mệt mỏi vì đường núi hiểm trở rồi lại nhớ quê hương gia đình, cảm thấy lạc lõng giữa chốn đất khách quê người. những đồng thời qua đây ta cũng thấy được Bác có một tâm hồn yêu thiên nhiên lắm thì mới chụp lại được hình ảnh bàng bạc của chiều tối nơi đây.
Sau cảnh tượng ấy thì con người xuất hiện, thường thì trong thơ xưa sau cảnh mây ngàn chim nổi xuất hiện những con người đạo sĩ thầy tu khí phách hơn người hay là những thiếu nữ xinh đẹp mình ngọc dáng ngà với một tâm trạng nào đó thì ở đây con người cũng xuất hiện nhưng lại là con người lao động bình thường:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
(Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng)
Hình ảnh người con gái xuất hiện nhưng không phải là vẻ đẹp mình ngọc dáng xinh mà là hình ảnh của tâm hồn của đức tính tốt đẹp. Đối với Người vẻ đẹp của con người nằm trong tâm hồn trong bản tính chứ không phải là vẻ đẹp hình thể bên ngoài. Nó giống như câu “đẹp nết hơn đẹp người”.
Trước cảnh tượng chiều tối với sự bàng bạc trôi cô đơn của cánh chim, áng mây thì cuộc sống lao động của con người hiện lên. Đó là cô em xóm núi xay ngô tối. Có thể nói hình ảnh người con gái hiện lên thật sự rất chăm chỉ cần cù. Đó chính là cái đẹp của con người lao động. Xay hết lò than rực hồng, điệp vòng “ma bao túc.. bao túc ma” thể hiện vòng quay đều đặn của cối xay ngô. Ta cảm nhận được ở đây một sức sống tươi mới hẳn lên so với cánh chim, áng mây cô đơn kia. Thơ Bác bao giờ cũng thế nhìn cảnh vật buồn bã hay mang tâm trạng đồng điệu của Người nhưng đến cuối luôn hướng đến một cái nhìn tích cực về cuộc đời. Mọi thứ luôn vận chuyển theo hướng tốt, hướng đến sự sống. Chính vì thế mà ở đây ta thấy tâm hồn của Bác luôn chứa đựng những niềm yêu đời, yêu cuộc sống, yêu con người lao động. Dù trong tình cảnh khó khăn nhớ nhà nhớ quê hương nhưng Bác vẫn cố gắng vượt lên tin vào cuộc sống này. Trong câu thơ cuối ta thấy được chữ “hồng”, chữ ấy được coi là thi nhãn của bài thơ. Bởi trong cái tăm tối thì cuộc sống lao động hiện lên với hình ảnh ánh than rực hồng thể hiện sự sống. Và đó chính là cái hướng mà nhà thơ luôn nhìn nhận cuộc sống này.
Kết luận Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
Qua đây ta thấy bài thơ chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng bức tranh thiên nhiên cảnh chiều tối hiện lên vô cùng đẹp mà buồn. Mọi sự vật đều hiện lên sự cô đơn lạc lõng, mệt mỏi. Thế nhưng thơ Bác bao giờ cũng hướng đến sự sống chính vì thế hình ảnh của những lò than rực hồng là một điểm sáng duy nhất của bài. Nó suy đi bóng tối kia để thắp lên ánh sáng hay chính là thắp sáng tâm hồn ý chí lý tưởng của người chiến sĩ cộng sản đang phải chịu cảnh lao tù khốn khổ.
Theo Nhungbaivanhay.vn