Phân tích bài văn Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành


Đề bài: Phân tích bài văn Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành

Bài làm:

Rừng xà nu” là một trong những tác phẩm để lại ấn tượng về dấu ấn cá nhân nhất trong phong cách viết văn của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Bên cạnh đó,”Rừng xà nu” còn là một tác phẩm có vị trí quan trọng trong văn học kháng chiến chống Mỹ. Đó là một bài hịch đanh thép hùng hồn cổ vũ mọi người đứng lên chiến đấu giành độc lập.

Nhan đề “rừng xà nu” mở ra hình tượng trung tâm tác phẩm. Đó là một loài cây đặc trưng của vùng Tây Nguyên. Qua đó, góp phần tạo nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, tạo ra không gian nghệ thuật rộng lớn. Nó gợi dậy hương sắc Tây Nguyên, sức sống và hơi thở Tây Nguyên. Từ đó soi sáng tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.

Rừng xà nu là hình ảnh mở đầu cũng là hình ảnh xuyên suốt và kêt thúc tác phẩm.Vì vậy có thể nói đây là hình ảnh bao trùm truyện ngắn và có một vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Nó trở đi trở lại như một ám ảnh của nhà văn cũng như bạn đọc. Đây là hình an khơi nguồn cảm xúc để nhà văn sáng tạo, suy ngẫm, là mạh thẩm mĩ để dẫn dắt nhà văn miêu tả, kể chuyện đúng với những tâm sự của ông. Cây xà nu hiện lên với những vẻ đẹp tự nhiên gắn liền với năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước của người dân Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành sử dụng nhữâu văn ngắn tạo nên nơi người đọc ấn tượng khá mạnh mẽ về bối cảnh lịch sử, thời đại. Qua đó, nhà văn thể hiện giá trị tố cáo mạnh mẽ bản chất độc ác, dã man của kẻ thù cũng như sứcô hủy diệt vô cùng của bom đạn, chiến tranh. Hầu hết tác giả nêu lên một cách trực tiếp bom đạn không chỉ hủy diệt con người mà còn hủy diệt cả thiên nhiên. Để rừng xà nu, cây xà nu hiện lên trong hoàn cảnh đặc biệt giúp nhà văn làm nổi bật sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Thiên nhiên ở đây không chỉ là bức tránh mĩ lệ mà còn là nạn nhân, một chứng nhân lịch sử và đồng thời cũng tham gia vào bản hùng ca của buôn làng, của cộng đồng.

Cùng với bức tranh thiên nhiên mà cây xà nu đại diện cho vẻ đẹp thiên nhiên Tây Nguyên thì nhà văn còn xây dựng hình tượng tập thể dân làng Xô Man qua nhiều thế hệ. Trong đó, cụ Mết đi vào tác phẩm là một già làng, kết tinh đẹp đẽ nhất phẩm chất tốt đẹp, khát vọng của cả cộng đồng. Cụ cũng là người chỉ huy cao nhất là điểm tựa tinh thần cũng là linh hồn của cuộc đấu tranh giải phóng quê hương. Cụ Mết là người phát ngôn câu nói giản dị nhưng chắc nich nêu cao kinh nghiệm sống và chiến đấu của dân làng Xô Man. Cụ hiện lên như một pho tượng sự sống tượng trưng cho lịch sử, cội nguồn, sức sống bền bỉ cùng với truyền thống hiên ngang bất khuất của cả dân làng. Cụ Mết được xây dựng với bút pháp sử thi và lí tưởng hóa khiến người đọc liên tưởng tới các tù trưởng trong tác phẩm sử thi cổ đại.

Nếu cụ Mết đại diện cho thế hệ đi trước với tinh thần chiến đấu và lòng yêu nước dũng cảm thì Tnú là thế hệ đi sau. Qua lời văn của Nguyễn Trung Thành Tnú mồ côi cha mẹ, lớn lên trong sự cưu mang của dân làng Xô Man. Ở Tnú là sự gan góc, táo bạo của con người sinh sinh ra và lớn lên nơi núi rừng. Có cái gì vừa mạnh mẽ, hiện đại vừa kiên cường bất khuất không hề nhụt chí, nản lòng trước những khó khăn, hiểm nguy hay trước những lời đe dọa nào. Ở T nú còn là sự nhanh nhẹn, thông minh và rất bản lĩnh và tuyệt đối trung thành với cách mạng. Đặc biệt là hình ảnh bàn tay Tnú bị thiêu đốt gây ấn tượng mạnh nơi người đọc. Qua đó, tô đậm tính cách, số phận và cuộc đời của Tnú. Nhân vật T nú đi vào tác phẩm là nhân vật chính, có mối quan hệ gắn bó máu thịt với dân làng Xô Man. Tính cách, số phận và cuộc đời của T nú tiêu biểu cho số phận và cuộc đời của người dân Tây Nguyên. Anh chính là người kế tục xuât sắc, phát huy xuất sắc nhất tinh thần cách mạng của quê hương.

Bài viết liên quan