Phân tích Đám tang lão Gorio của Ban Dắc


Đề bài: Phân tích bài Đám tang lão Gorio trong chương trình văn học lớp 11.

Hô nô đề ban dắc là một nhà tiểu thuyết lớn của nước Pháp là một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực. Ông xuất thân từ gia đình tư sản cuộc đòi khá long đong vất vả. Ông thanh đạt khi đã sau mươi tuổi. Cuộc đòi sáng tác của ông là một cuộc hành trình lao động bền bỉ và kiên trì. Vì vậy ông đã sáng tác được rất nhiều tác phẩm đồ sộ trong đó có tác phẩm “Đám tang của lão Gorio”. Tác phẩm là một trong những bức tranh đen tối nhất của xã hội tư sản quý tộc Pháp dưới thời phục hồi vương chính. Tác phẩm nói về mới quan hệ cha con riêng và mối quan hệ giữa người với người trong xã hội tư sản nói chung.

Câu chuyện nói đến ông Gorio nhân vật trung tâm của toàn bộ câu truyện. Tuy bây giờ ông đang nằm trong quan tài nhưng lại là nhân vật trung tâm của tất cả mọi người. Tác giả miêu tả ông bằng những câu văn lướt qua hầu như tránh không tả. Ta thấy nghệ thuật trần thuật của Ban dắc trong tác phẩm này hiện lên rất rõ nét và rất đối nghịch với ngòi bút tả và kể tỉ mỉ trong văn tiểu thuyết hiện thực của Ban dắc. Không gian của lễ cầu hồn ở lễ đường cũng được ông miêu tả rất sinh động. Không gian giáo đường cũng rất đặc biệt thấp chật hẹp và tối. Thời gian diễn ra là vào mười giờ tối và cũng rất nhanh chóng diễn ra trong phút chốc chỉ có mười phút đồng hồ. Chỉ có Ra-xti-nhăc và Cri-xtô-phơ (hai người cùng ở chung nơi quán trọ) với hai gã đô tùy đưa quan tài lão Gô-ri-ô đến ngôi nhà thờ Thánh Ê chiên đuy Mông. Xác chết của lão nghèo khó được đặt trước một giáo đường thấp và tối. Tang lễ sơ sài, qua quýt mất hai mươi phút với cái giá bảy mươi quan do hai vị linh mục, chú bé hát lễ và người bõ nhà thờ. Tang lễ nhanh chóng chính là vì đây là thời kì mà tôn giáo không mất được tin tưởng nên không có tài sản nhiều để tu tạo và làm cho buổi lễ cầu hồn được long trọng. Bọn người có mặt trong tang lễ cũng vì tiền mà đến. Cri-xtô-phơ vì "nghĩa vụ ” mà anh ta đến đưa đám, vì lão Gô-ri-ô chết "đã làm cho anh ta kiếm được mấy món tiền đãi công kha khá”. Chính những chi tiết như thế tác giả muốn cho người đọc cảm thấy ngay trên trang giấy cái sự sơ sài một cách qua đáng của tang lễ. Đám tang được chuẩn bị rất sơ sài lạnh lẽo và thương tâm. Ở đây ta cũng cảm thấy những sự đối nghịch tương phản. Đó là hai cô con gái không đến hai linh mục hối hả chuẩn bị buổi lễ đối nghịch với hình ảnh hai tên đưa đến. Điều đó cho ta thấy đây là đám tang của một kẻ khó trong thời buổi “đồng tiền là một thứ chúa tể khiến ta phải cúi lạy. Như vậy ta thấy được cảnh cầu hồn trong giáo đường tối tăm ẩm thấp đã cho ta thấy được cảnh bi thương. Đó là đám tang của một kẻ khó sơ sài ảm đạm thiếu thốn không người thân thích thiếu hẳn hơi ấm tình người và cả tình cảm gia đính thân thuộc tình cảm tôn giáo thiêng liêng. Nghệ thuật tương phản cùng phép liệt kê tỉ mỉ với những con số biết nói theo trình tự tăng cấp đã diễn tả sự phá hoại ghê gớm của đồng tiền đối với nhà thờ tư bản tôn giáo nhất là tình người trong xã hội tư bản này. Đồng thời cho thấy đồng tiền là thứ tình cảm thiêng liêng nhất chi phối cả tình thương của chúa trong xã hội thời bấy giờ Khung cảnh càng ảm đạm hơn khi chiếc xe tang dần dần rời xa trung tâm thành phố đã lên đèn để đi về phía ngoại ô đang nhòa dần trong bóng đêm bắt đầu buông xuống. Nghĩa trang vắng vẻ, lặng lẽ đến rợn người. Nhà văn như cố tình bỏ qua không nhắc đến tiếng động. Không có tiếng xe ngựa không có tiếng cuốc xẻng, không có những lời cầu kinh cho người quá cố. Không phải ngẫu nhiên nhà văn chủ yếu sử dụng ngôn ngữ gián tiếp của người kể chuyện. Trong đoạn văn chỉ có ba lần lời nói trực tiếp của các nhân vật được nhắc lại. Đó là ba câu ngắn ngủi. Câu thứ nhất là của Cri-xtô-pho, gia nhân trong quán trọ của bà Ve-ke nói với Ra-xti-nhắc khi nghĩ tới lòng tốt của lão Gô-ri-ô đối với anh ta lúc còn sống và lúc Ra-xti-nhắc xiết chặt tay anh ta. Câu thư hai là cua vị linh mục và câu thứ ba là của Ra Xti nhắc ảnh hạ huyệt vội vội vàng vàng. Bài kinh ngắn cầu cho kẻ xấu số do chàng sinh viên trả tiền (như một sự bố thí). Người nhà hai cô con gái và đám người nhà đạo biến ngay! Hai gã đào huyệt mới hất được vài xẻng đất xuống cho lấp chiếc áo quan thì ngẩng đầu lên đòi tiền đãi công “Ơ-gien móc túi và thấy không còn đồng nào, chàng buộc phải vay Cri-xtô-phơ hai mươi xu”. Cái món nợ này lại ghi vào sổ nợ của người xấu số ngày một thêm chồng chất! Ai sẽ trả cho lão Gô-ri-ô?Ngòi bút hiện thực của Ban-dắc thường là cụ thể, ti mi, hầu như không bỏ sót chi tiết nào khi kể và tả. Nhưng điều lạ là ở đoạn trích Đám tang lão Gô- ri-ô, nhà văn chỉ kể mà không tả và cũng cổ ý kể lướt qua chứ không dựng lại đầy đủ một cảnh nào cả. Vì thế nên người đọc không thể hình dung rõ ràng nghi lễ cử hành ở nhà thờ và việc chôn cất ở nghĩa trang ra sao. Những biện pháp nghệ thuật nêu trên nhằm rút ngắn đoạn văn viết về đám tang lão Gô-ri-ô, để mọi người Hôn tưởng và cảm nhận ngay trên trang giấy tính chất sơ sài quá đáng của mọi thủ tục tang lễ. Nhà văn Ban-dắc chẳng cần giấu diêm nguyên nhân của sự sơ sài đó mà cố ý cho mọi người thấy rõ là do lão Gô-ri-ô chết trong cảnh túng thiếu, không tiền.

Xem thêm:  Nghị luận về tình trạng ùn tắc giao thông

Lão Gô-ri-ô là nạn nhân của thói đời đen bạc. Các nhân vật khác dưới ngòi bút của Ban-dắc đều ít nhiều bị biến chất trong xã hội tư bản coi trọng đồng tiền. Hầu như họ đều hành động vì tiền chứ không phải vì tình thương đồng loại. Đó là vị linh mục, hai gã đào huyệt, Cri-xtô-phơ, bọn gia nhân, hai cô con gái lão Gô-ri-ô đã chứng minh cho tình người bạc bẽo vì bị đồng tiền chi phối. Trong một đoạn văn không dài lắm mà nhiều lần nhà văn nhắc đến đồng tiền với giọng, kể tưởng như dửng dưng vô tình mà thực ra là đầy ẩn ý phê phấn.

Qua cảnh đám tang lão Gorio thảm hại ảm đạm và bi đát của tác giả đã phơi bày bản chất xấu xa bộ mặt độc ác lạnh lẽo vô lương tâm của xã hội tư sản đồng tiền đồng thời thể hiện niềm trân trọng đối bới những phẩm chất tốt đẹp

Bài viết liên quan