Trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay


Trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay

Hướng dẫn

Tiếng Việt là quốc ngữ, ngôn ngữ giao tiếp chính của con người, dân tộc Việt Nam. Sự giàu đẹp và phong phú của tiếng Việt được phát triển qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên hiện nay có một bộ phận giới trẻ sử dụng tiếng Việt chưa phù hợp, ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay.

I. Dàn ý chi tiết cho đề suy nghĩ về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt

1. Mở bài

Dẫn dắt vào bài: Trong quá trình hội nhập mạnh mẽ của văn hóa nước ngoài, những thứ ngôn ngữ ngoại lai cũng được du nhập một mặt làm phong phú, mở rộng thêm vốn tiếng Việt mặt khác tác động tiêu cực đến cách nói, cách viết khiến cho việc sử dụng tiếng Việt trở nên khác lạ, làm mất đi những bản sắc vốn có của tiếng Việt.

2. Thân bài

– “Ngôn ngữ” là phương tiện của giao tiếp, phương tiện của tư duy, nhờ có ngôn ngữ con người có thể truyền đạt những thông tin và thấu hiểu lẫn nhau.

– Ngôn ngữ còn là tấm gương phản chiếu được văn hóa, đời sống xã hội của một quốc gia, dân tộc.

Xem thêm:  Bình luận về ý kiến của văn hào M.Go-rơ-ki: Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới

–> sử dụng ngôn ngữ thiếu hợp lí với sự chắp ghép tây – ta lẫn lộn có thể làm ảnh hưởng đến bản sắc của tiếng mẹ đẻ, làm giảm hiệu quả giao tiếp.

– Hiện nay, giới trẻ đang “theo đuổi” trào lưu sử dụng tiếng lóng, sử dụng thêm ngôn ngữ nước ngoài, tiếng nhại để tự khẳng định “đẳng cấp” của mình.

– Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của giới trẻ hiện nay bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cách kết hợp tiếng lóng, từ địa phương, từ vay mượn nước ngoài.

– Không thể phủ nhận rằng việc vay mượn tiếng nước ngoài, tiếng lóng phần nào làm tăng hiệu quả giao tiếp như: truyền đạt nhan, tiết kiệm thời gian

– Việc lạm dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài lại đặt ngôn ngữ dân tộc đứng trước nguy cơ bị xâm hại, làm méo mó, mất đi sắc thái ban đầu, đánh mất sự trong sáng của tiếng Việt; Ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của con người.

3. Kết bài

Để việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt được hiệu quả, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người cần có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ nước ngoài phù hợp.

II. Bài tham khảo cho đề suy nghĩ về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt

Tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp lâu đời của con người Việt Nam. Trong thực tiễn cuộc sống, con người dùng tiếng Việt để trao đổi thông tin, chia sẻ những tâm tư, tình cảm… Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập mạnh mẽ của văn hóa nước ngoài, những thứ ngôn ngữ ngoại lai cũng được du nhập một mặt làm phong phú, mở rộng thêm vốn tiếng Việt mặt khác tác động tiêu cực đến cách nói, cách viết khiến cho việc sử dụng tiếng Việt trở nên khác lạ, làm mất đi những bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Xem thêm:  Nghị luận về quan điểm Học đi đôi với hành

“Ngôn ngữ” là phương tiện của giao tiếp, phương tiện của tư duy, nhờ có ngôn ngữ con người có thể truyền đạt những thông tin và thấu hiểu lẫn nhau. Hơn nữa, ngôn ngữ còn là tấm gương phản chiếu được văn hóa, đời sống xã hội của một quốc gia, dân tộc. Vì vậy mà việc sử dụng ngôn ngữ thiếu hợp lí với sự chắp ghép tây – ta lẫn lộn có thể làm ảnh hưởng đến bản sắc của tiếng mẹ đẻ, làm giảm hiệu quả giao tiếp.

Hiện nay, giới trẻ đang “theo đuổi” trào lưu sử dụng tiếng lóng, sử dụng thêm ngôn ngữ nước ngoài, tiếng nhại để tự khẳng định “đẳng cấp” của mình. Việc sử dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài, tiếng nhạy một cách hỗn độn đã làm thành một thứ ngôn ngữ thảm họa. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của giới trẻ hiện nay bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cách kết hợp tiếng lóng, từ địa phương, từ vay mượn nước ngoài. Đó là thứ teencode khó hiểu được tạo nên bởi giới trẻ, là việc biến đổi ngôn ngữ như: chế giễu người khác là “cùi bắp”, thay đổi đơn vị tiền tệ là “k”, chai, lít, loét….

Không thể phủ nhận rằng việc vay mượn tiếng nước ngoài, tiếng lóng phần nào làm tăng hiệu quả giao tiếp như: truyền đạt nhan, tiết kiệm thời gian, có thêm những yếu tố sáng tạo làm cho hoạt động giao tiếp trở nên phong phú hơn. Tuy nhiên việc lạm dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài lại đặt ngôn ngữ dân tộc đứng trước nguy cơ bị xâm hại, làm méo mó, mất đi sắc thái ban đầu, đánh mất sự trong sáng của tiếng Việt; Ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của con người.

Xem thêm:  Bình luận câu ca dao: Đất tốt trồng cây rườm rà. Những người thanh lịch nói ra dịu dàng và Đất xấu trồng cây khẳng khiu. Những người thô tục nói điều phàm phu

Để việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt được hiệu quả, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người cần có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ nước ngoài phù hợp. Người lớn cần là những người noi gương cho thế hệ trẻ, đồng thời mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cũng cần có ý thức tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ để có vốn từ phong phú và việc sử dụng đúng chuẩn mực nhất.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan