Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng
Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng
Hướng dẫn
Hạnh phúc của một tang gia là trích đoạn thuộc chương 15 của tiểu thuyết “Số đỏ”, Anh chị hãy phân tích bài Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng để thấy được nghệ thuật trào phúng đặc sắc được thể hiện trong đoạn trích này.
I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả và đoạn trích: Tiêu biểu trong số các tác phẩm đó là tiểu thuyết của “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, trong đó, chương XV “Hạnh phúc của một tang gia” là đoạn trích thể hiện rõ lối văn châm biếm sắc sảo và màn hài kịch đầy thú vị.
2. Thân bài
- Khung cảnh của đám tang cụ cố Hồng: Một tang gia mà lại có hạnh phúc, đó là một điều vừa mâu thuẫn lại vừa nực cười. Thông thường, theo lẽ tự nhiên khi gia đình có tang thì ai cũng buồn rầu và đau đớn trước sự ra đi của người thân
- Vẻ vui mừng và sung sướng của những người trong gia đình cụ cố Hồng: Người con trai cả của cụ cố Hồng thì nhắm mắt mơ màng, đến lúc mặc áo gai thì lụ khụ chống gậy như để thiên hạ chỉ trỏ khen một cái đám ma như thế, cái gậy như thế…
- Cảnh đám tang đầy lố bịch và nực cười: Nhìn kĩ vào sự việc ta sẽ thấy được sự kì quặc, lố bịch của đám tang có một không hai đó, nó thể hiện tâm lí ham háo danh lợi qua những nghi lễ đưa tang hết sức hổ lốn và buồn cười
- Hình ảnh đoàn người đưa tang vạch rõ bản chất của xã hội tư sản thành thị: Họ rất đông đảo nhưng vừa đi vừa chim chuột, soi mói và bình luận về cơ thể phụ nữ, nói với nhau những chuyện nhảm nhí trong cuộc sống đồi bại của học, đó là biểu hiện của cái vô văn hóa, vô đạo đức trong con người cặn bã của xã hội tư sản thành thị thời ấy
- Đỉnh điểm của màn hài kịch: Đỉnh điểm là sự xuất hiện của Xuân Tóc Đỏ trong lễ đưa tang, hắn là người gây ra cái chết của cụ cố Hồng nhưng lại được ông Phán dúi tay cho cái giấy bạc năm đồng gấp tư
3. Kết bài
Nêu ý nghĩa của bài viết: Là bậc thầy của lối viết trào phúng, qua tác phẩm này Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ bộ mặt trưởng giả chạy theo tiền, đua đòi lối sống văn minh rởm, bịp bợm và dâm đãng đồi bại.
Bài liên quan đến đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:
>>Phát biểu cảm nhận về nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
>>Trình bày cảm nhận về đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia
>>Phân tích tiếng khóc của Phán mọc sừng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
>>Phân tích tâm trạng của những nhân vật trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
>>Phân tích nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
>>Trình bày cảm nhận về tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
II. Bài tham khảo cho đề phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Trong kho tàng các tác phẩm văn học Việt Nam trong thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 có rất nhiều tác phẩm viết theo xu hướng hiện thực, phê phán kịch liệt xã hội tư sản thành thị. Tiêu biểu trong số các tác phẩm đó là tiểu thuyết của “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, trong đó, chương XV “Hạnh phúc của một tang gia” là đoạn trích thể hiện rõ lối văn châm biếm sắc sảo và màn hài kịch đầy thú vị.
Trước hết, tác giả cho người đọc cùng quan sát những người trong gia quyến của một gia đình danh giá và khung cảnh đám tang có một không hai ấy, người đọc theo dõi được họ đang suy nghĩ và làm gì trước sự kiện bấy lâu nay mong đợi. Một tang gia mà lại có hạnh phúc, đó là một điều vừa mâu thuẫn lại vừa nực cười. Thông thường, theo lẽ tự nhiên khi gia đình có tang thì ai cũng buồn rầu và đau đớn trước sự ra đi của người thân. Ấy vậy mà mỗi người trong gia đình của cụ cố Hồng lại rất vui mừng, cảm thấy hạnh phúc khi cụ cố tổ vừa mất. Tác giả đã cho người đọc nhìn xuyên thấu từng niềm vui của mỗi người. Ông Phán “mọc sừng” thì thấy hạnh phúc vì được thêm số tiền vài nghìn đồng bù khoản bị vợ cắm sừng.
Người con trai cả của cụ cố Hồng thì nhắm mắt mơ màng, đến lúc mặc áo gai thì lụ khụ chống gậy như để thiên hạ chỉ trỏ khen một cái đám ma như thế, cái gậy như thế… Ông Văn Minh tỏ ra thích thú vì bản chúc thư kia sẽ được đưa vào thực hành chứ không còn là lý thuyết viễn vông nữa. Tiếp theo, niềm vui lố nhất đó là cậu Tú Tân sướng điên người khi có dịp được trổ tài chụp ảnh. Nực cười hơn nữa là bà Văn Minh, bà ta nôn nao chờ đợi để được lăng xê kiểu đồ tang tân thời của hiệu may Âu hóa. Cả cô Tuyết cũng có dịp khoe với thiên hạ cơ thể gợi cảm qua làn áo tang mỏng để nói rằng “chưa đến nỗi đánh mất chữ trinh”.
Có thể thấy hạnh phúc trong gia đình ấy cứ được đà mà tuôn ra, trào ra một cách trơ trơ, không hề giấu diếm. Đoạn trích hấp dẫn bởi những mâu thuẫn trào phúng có bản “Hạnh phúc của một tang gia”, đám tang là một dịp may để thỏa mãn ý muốn cá nhân của mỗi người, người ta tuyệt nhiên không tỏ ra đau buồn hay thương tiếc cho người quá cố. Hơn thế, con cháu còn nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ, cháu nội của cụ còn thầm biết ơn Xuân Tóc Đỏ – người đã gây ra cái chết của cụ già đáng ghét.
Cảnh đám tang đã đập vào mắt người đọc sự đua đòi lối sống văn minh rởm, một đám ma to tát, long trọng, tạp nham cả Ta, Tàu, Tây. Nhìn kĩ vào sự việc ta sẽ thấy được sự kì quặc, lố bịch của đám tang có một không hai đó, nó thể hiện tâm lí ham háo danh lợi qua những nghi lễ đưa tang hết sức hổ lốn và buồn cười. Đến tác giả cũng không thể cầm lòng mà phải đưa ra một lời bình diễn đạt đầy đủ và trọn vẹn sự mỉa mai cực độ: “Thật là một đám ma to tát có thể làm người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cúi đầu!…”. Những người đưa tang cũng góp mặt tạo nên sự to tát của đám tang.
Họ rất đông đảo nhưng vừa đi vừa chim chuột, soi mói và bình luận về cơ thể phụ nữ, nói với nhau những chuyện nhảm nhí trong cuộc sống đồi bại của học, đó là biểu hiện của cái vô văn hóa, vô đạo đức trong con người cặn bã của xã hội tư sản thành thị thời ấy. Ta cảm nhận được tác giả đã phơi bầy một sự thật là bọn người mang cái danh hão thượng lưu văn minh ấy, thực chấ chỉ là cặn bã của xã hội, không hơn không kém. Đỉnh điểm là sự xuất hiện của Xuân Tóc Đỏ trong lễ đưa tang, hắn là người gây ra cái chết của cụ cố Hồng nhưng lại được ông Phán dúi tay cho cái giấy bạc năm đồng gấp tư, có thể thấy sự bịp bợm, giả dối thật vô sỉ đến ghê tởm.
Là bậc thầy của lối viết trào phúng, qua tác phẩm này Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ bộ mặt trưởng giả chạy theo tiền, đua đòi lối sống văn minh rởm, bịp bợm và dâm đãng đồi bại của những con người trong tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia”.
Theo Nhungbaivanhay.vn