Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi


Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Hướng dẫn

Đề bài: Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi để thấy được hình ảnh người con trong gia đình truyền thống, người chiến sĩ giải phóng quân kiên trung, quả cảm.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm và nhân vật: Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nền văn học chống Mĩ. Tác phẩm kể về một gia đình có truyền thống yêu nước, trong đó nhân vật Việt được coi là độc đáo nhất, Việt không chỉ là một người con trong gia đình mà còn là hình ảnh chung cho thanh niên miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

2. Thân bài

– Cái độc đáo trong bút pháp của nhà văn Nguyễn Thi khi miêu tả nhân vật Việt là ở chỗ kết hợp được những cái bình thường với cái phi thường trong cùng một con người.

– Nhân vật Việt được khắc họa ở những khía cạnh rất con người nhưng đồng thời cũng tập trung được những phẩm chất kiên cường, mạnh mẽ phi thường của một người chiến sĩ giải phóng quân.

– Nhân vật Việt trước hết hiện lên với tính cách hồn nhiên, trẻ con.

+ Sự trẻ con của Việt thể hiện qua hành động tranh giành với chị Chiến từ những con ếch bắt được đến việc đi bộ đội trả thù cho ba má,

+ tuyệt nhiên giấu kín thông tin về chị Chiến vì sợ mất chị.

+ Tính cách hồn nhiên của Việt còn thể hiện trong chi tiết Việt bị thương nằm lại một mình trong rừng, nghe tiếng động Việt đã nghĩ đến những con ma trọc đầu mà mình đã từng được nghe kể.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tình bạn, tình yêu ở lứa tuổi học sinh - Văn mẫu lớp 12

– Việt là người có ý thức trách nhiệm sâu sắc với gia đình, đất nước.

– Việt là một con người giàu tình cảm, Việt luôn nhớ về mẹ, dù mẹ còn hay mất Việt vẫn luôn mường tượng ra hình dáng mẹ, mùi mồ hôi của mẹ.

3. Kết luận

Qua nhân vật Việt, tác giả Nguyễn Thi đã khơi dậy được tinh thần, ý thức đấu tranh cho bao thế hệ trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

II. Bài tham khảo

Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nền văn học chống Mĩ. Tác phẩm kể về một gia đình có truyền thống yêu nước, trong đó nhân vật Việt được coi là độc đáo nhất, Việt không chỉ là một người con trong gia đình mà còn là hình ảnh chung cho thanh niên miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Cái độc đáo trong bút pháp của nhà văn Nguyễn Thi khi miêu tả nhân vật Việt là ở chỗ kết hợp được những cái bình thường với cái phi thường trong cùng một con người. Nhân vật Việt được khắc họa ở những khía cạnh rất con người nhưng đồng thời cũng tập trung được những phẩm chất kiên cường, mạnh mẽ phi thường của một người chiến sĩ giải phóng quân. Nhờ vậy mà nhìn về nhân vật Việt độc giả luôn cảm nhận được những nét gần gũi, chân thực như chàng trai nhà bên vừa cảm phục nghị lực, tinh thần chiến đấu, dâng hiến cho sự nghiệp đấu tranh chung của đất nước.

Nhân vật Việt trước hết hiện lên với tính cách hồn nhiên, trẻ con. Thực chất Việt chỉ là một chàng trai mới lớn nên vẫn còn những nét hồn nhiên, hành động nghịch ngợm đúng với lứa tuổi của mình. Sự trẻ con của Việt thể hiện qua hành động tranh giành với chị Chiến từ những con ếch bắt được đến việc đi bộ đội trả thù cho ba má, cho bà con hàng xóm.

Ở đơn vị của Việt, những người anh em, đồng đội tuy vô cùng thân thiết, có thể sẵn sàng hi sinh vì nhau nhưng Việt cũng chỉ kể về đứa em út ở nhà và chị cả đã lấy chồng mà tuyệt nhiên giấu kín thông tin về chị Chiến vì sợ mất chị. Hành động ngỡ như trẻ con này nhưng lại thể hiện được sự yêu thương, gắn bó của cậu em trai đối với người chị mà mình luôn yêu quý.

Tính cách hồn nhiên của Việt còn thể hiện trong chi tiết Việt bị thương nằm lại một mình trong rừng, nghe tiếng động Việt đã nghĩ đến những con ma trọc đầu mà mình đã từng được nghe kể. Tuy bị thương đến toàn thân đau nhức, nhưng chỉ cần một ngón tay có thể cử động được thì ngón tay ấy luôn trên cò súng để sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù. Thế nhưng chỉ một suy nghĩ về những con ma kinh dị nào đó lại có thể làm cho Việt sợ đến run người.

Việt là một con người giàu tình cảm, Việt luôn nhớ về mẹ, dù mẹ còn hay mất Việt vẫn luôn mường tượng ra hình dáng mẹ, mùi mồ hôi của mẹ. Đối với chị Chiến, tuy không một lần trực tiếp nói thương chị nhưng những suy nghĩ của Việt lại thể hiện được tình thương sâu sắc hơn cả của cậu em nhỏ có phần trẻ con này. Khi cùng chị Chiến khiêng bàn thờ má đi gửi, lần đầu tiên Việt thấy thương chị đến thế.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về thầy cô và mái trường

Việt là người có ý thức trách nhiệm sâu sắc với gia đình, đất nước. Khi con nhỏ theo mẹ đi đòi đầu ba, lòng căm hận với thằng Mĩ đã khiến Việt lao vào mà đấm đá. Đến khi lớn lên rồi ý thức về mối thù gia đình, trách nhiệm với đất nước càng rõ ràng hơn nên dù chưa đủ tuổi nhưng Việt vẫn đăng kí đi lính.

Việt là người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, sự trưởng thành rõ rệt của Việt cả về nhận thức và tình cảm cũng là sự trưởng thành của người chiến sĩ giải phóng qua từng giai đoạn. Sự kiên trung, bất khuất của Việt thể hiện qua chi tiết bị thương trong rừng, thông qua hành động giữ chặt cò súng hay trong chính suy nghĩ của Việt: “Trong rừng này chỉ có tao với mày, mày giết tao được thì tao cũng giết mày được, mày chỉ giỏi giết bố mẹ tao, còn với tao mày chỉ là thằng chạy.

Bằng sự tinh tế và tài năng của mình, Nguyễn Thi đã xây dựng lên nhân vật Việt thật chân thực, sắc nét, đó là người con của gia đình, người chiến sĩ quả cảm của đất nước. Qua nhân vật Việt, tác giả Nguyễn Thi đã khơi dậy được tinh thần, ý thức đấu tranh cho bao thế hệ trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan