Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn


Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn

Hướng dẫn

Rừng xà nu là tác phẩm truyện ngắn đặc sắc viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của người dân Tây Nguyên. Anh chị hãy phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành để thấy được những đặc sắc về nội dung của tác phẩm này.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích tác phẩm Rừng xà nu

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Rừng xà nu là tác phẩm mang màu sắc sử thi rõ nét, là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trung Thành.

2. Thân bài

– Hình tượng cây xà nu là hình tượng trung tâm trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

–> Hình tượng cây xà nu ẩn dụ cho tính cách dẻo dai, kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên, dù sống trong môi trường khắc nghiệt, khó khăn nhưng vẫn mạnh mẽ vươn lên để làm làm chủ cuộc sống.

– Rừng xà nu là hình ảnh xuất hiện trong phần mở đầu và kết thúc tác phẩm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng hình tượng con người Tây Nguyên cũng như những tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

–> Cây xà nu xuất hiện trong tác phẩm vừa mang ý nghĩa tả thực vừa là hình ảnh ẩn dụ để nhà văn Nguyễn Trung Thành làm nổi bật sức sống dẻo dai, mãnh liệt của con người Tây Nguyên.

– Thông qua việc khắc họa hình ảnh rừng xà nu, tác giả Nguyễn Trung Thành còn hướng ngòi bút của mình miêu tả hình tượng tập thể anh hùng của nhân dân làng Xô Man qua nhiều thế hệ:

+ Cụ Mết là già làng có nhiều kinh nghiệm sống, là kết tinh tốt đẹp nhất của những phẩm chất tốt đẹp của con người Tây Nguyên, của những khát vọng cao đẹp của cộng đồng, bản làng.

Xem thêm:  Ý nghĩa hành động trả thù của Tấm đối với Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám

+ T nú lại là nhân vật đại diện cho những thế hệ đi sau, người kế thừa những giá trị tốt đẹp của thế hệ đi trước.

–> T nú là nhân vật chính, là nhân vật đại diện cho cuộc sống và số phận của con người Tây Nguyên trong kháng chiến, có đau thương mất mát nhưng lại tiềm tàng sức sống mạnh mẽ vượt lên mọi đau thương để đấu tranh bảo vệ cho cuộc sống, cho buôn làng, quê hương.

3. Kết bài

Rừng xà nu là tác phẩm thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất, sức sống mãnh liệt, tiềm tàng của con người Tây Nguyên. Tác phẩm cũng là bản hùng ca vang vọng rừng núi của người Tây Nguyên trong kháng chiến.

Bài liên quan đến truyện ngắn Rừng xà nu:

>>Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu để làm sáng tỏ khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn trong truyện

>>Cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật T nú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

>>Trình bày cảm nhận về truyện ngắn Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành

>>Phân tích tính sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

II. Bài tham khảo cho đề phân tích tác phẩm Rừng xà nu

Rừng xà nu là tác phẩm mang màu sắc sử thi rõ nét, là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trung Thành. Thông qua tác phẩm, tác giả đã khắc họa rõ nét hình tượng cây xà nu, qua đó thể hiện được tinh thần đấu tranh hào hùng, kiên cường của con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Xem thêm:  Phân tích đoạn thơ giữa trong bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy

Hình tượng cây xà nu là hình tượng trung tâm trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Xà nu là loài cây quen thuộc, được trồng phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên nên tác giả đã xây dựng hình tượng cây xà nu ẩn dụ cho tính cách dẻo dai, kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên, dù sống trong môi trường khắc nghiệt, khó khăn nhưng vẫn mạnh mẽ vươn lên để làm làm chủ cuộc sống.

Rừng xà nu là hình ảnh xuất hiện trong phần mở đầu và kết thúc tác phẩm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng hình tượng con người Tây Nguyên cũng như những tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Cây xà nu hiện lên trước hết với những đặc tính tự nhiên, là loài cây gắn liền với con người Tây Nguyên trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Chỉ bằng một vài câu văn ngắn nhưng tác giả đã mang đến những ấn tượng mạnh mẽ về sức sống mãnh liệt của cây xà nu, tái hiện rõ nét không khí mưa bom bão đạn đầy khốc liệt của cuộc chiến đấu.

Cây xà nu xuất hiện trong tác phẩm vừa mang ý nghĩa tả thực vừa là hình ảnh ẩn dụ để nhà văn Nguyễn Trung Thành làm nổi bật sức sống dẻo dai, mãnh liệt của con người Tây Nguyên. Bức tranh thiên nhiên không chỉ hiện lên hùng vĩ, tráng lệ mà còn là nạn nhân, một chứng nhân lịch sử và cũng là một người chiến sĩ cùng tham gia vào bản hùng ca của buôn làng, của cộng đồng.

Thông qua việc khắc họa hình ảnh rừng xà nu, tác giả Nguyễn Trung Thành còn hướng ngòi bút của mình miêu tả hình tượng tập thể anh hùng của nhân dân làng Xô Man qua nhiều thế hệ. Cụ Mết là già làng có nhiều kinh nghiệm sống, là kết tinh tốt đẹp nhất của những phẩm chất tốt đẹp của con người Tây Nguyên, của những khát vọng cao đẹp của cộng đồng, bản làng. Cụ Mết hiện lên trong tác phẩm như một pho sử sống của buôn làng, bằng bút pháp lí tưởng hóa, tác giả đã mang đến hình ảnh cụ Mết gần với hình ảnh của những tù trưởng trong các tác phẩm sử thi cổ đại.

Xem thêm:  Tả đồ chơi mà em yêu thích nhất

T nú lại là nhân vật đại diện cho những thế hệ đi sau, người kế thừa những giá trị tốt đẹp của thế hệ đi trước. T nú mồ côi bố mẹ từ khi còn nhỏ, được nuôi lớn bởi sự cưu mang của bà con dân làng Xô Man. Ngay từ khi còn nhỏ T nú đã bộc lộ sự kiên cường, gan góc, táo bạo của con người lớn lên từ vùng rừng núi. T nú còn là người hết lòng trung thành với cách mạng, từ khi còn nhỏ T nú đã cùng bà con làng Xô Man nuôi cách mạng, đến khi lớn lên trở thành người chiến sĩ kiên trung, mạnh mẽ. Hình ảnh đôi bàn tay T nú cháy rực như những ngọn đuốc mang đến ấn tượng mạnh mẽ trong cảm nhận của người đọc. T nú là nhân vật chính, là nhân vật đại diện cho cuộc sống và số phận của con người Tây Nguyên trong kháng chiến, có đau thương mất mát nhưng lại tiềm tàng sức sống mạnh mẽ vượt lên mọi đau thương để đấu tranh bảo vệ cho cuộc sống, cho buôn làng, quê hương.

Rừng xà nu là tác phẩm thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất, sức sống mãnh liệt, tiềm tàng của con người Tây Nguyên. Tác phẩm cũng là bản hùng ca vang vọng rừng núi của người Tây Nguyên trong kháng chiến.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan