Phân tích thái độ của người vợ nhặt khi đứng trước ngôi nhà của Tràng


Phân tích thái độ của người vợ nhặt khi đứng trước ngôi nhà của Tràng

Hướng dẫn

Đề bài: Thái độ của Thị khi đứng trước ngôi nhà của Tràng và cho đến khi gặp bà cụ Tứ? Thái độ của Thị đã nói lên được điều gì? Em hãy phân tích thái độ của người vợ nhặt khi đứng trước ngôi nhà của Tràng và khi gặp bà cụ Tứ.

Bài tham khảo

Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc về đề tài nạn đói năm 1945. Tuy lựa chọn mảng đề tài về nạn đói nhưng cái “đích” mà Kim Lân hướng đến không phải là việc phơi bày thực trạng thảm hại của con người mà trên cái nền dữ dội của nạn đói nhà văn làm nổi bật lên vẻ đẹp của tình thương, về khát vọng sống mạnh mẽ bên trong những con người nghèo khổ. Nhân vật người vợ nhặt là một trong ba nhân vật chính của truyện ngắn, diễn biến tâm lí, sự thay đổi của người vợ nhặt đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện ngắn.

Người vợ nhặt là nhân vật mang đến nhiều bất ngờ nhất cho người đọc về sự thay đổi về thái độ cũng như tính cách. Khi ở chợ Huyện, người vợ nhặt gây ấn tượng với vẻ chao chát, chỏng lỏn nhưng khi theo anh Tràng về làm vợ người đàn bà ấy đã thay đổi hoàn toàn, không còn sự vô duyên, chỏng lỏn mà Thị đã trở thành người đàn bà đúng mực. Đặc biệt, những diễn biến tâm lí đặc biệt của Thị khi đứng trước ngôi nhà của Tràng và khi gặp mặt bà cụ Tứ đã thể hiện rõ nhất về sự thay đổi, hé mở cho người đọc thấy được bản chất hiền hậu, đúng mực bên trong vẻ ngoài xù xì, gai góc.

Xem thêm:  Soạn văn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX

Lí do Thị chấp nhận theo không một người đàn ông xấu xí về làm vợ trước hết là nhằm chạy trốn cái đói, cái chết đang đeo bám ráo riết. Thế nhưng, khi về đến ngôi nhà của hai mẹ con Tràng, cái đói cái chết vẫn bày ra trước mắt. Thị không giấu nổi sự thất vọng nhưng Thị không bùng phát sự thất vọng ra bên ngoài hay chửi mắng anh Tràng như hành động trước đó mà giấu sự thất vọng trong tiếng thở dài cố nén “cái ngực gầy lép của Thị nhô lên, nén một tiếng thở dài”.

Bài liên quan đến truyện ngắn Vợ nhặt:

>>Phân tích nhân vật người Vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

>>Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của nhân vật Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

>>Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn trích Mị cứu A Phủ và Tràng đối với cô vợ nhặt

>>Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

>>Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Từ lúc vào nhà cho đến khi gặp bà cụ Tứ, Thị ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần. Mị cũng ngại ngùng, khép nép như bất cứ nàng dâu mới nào khi lần đầu về nhà chồng. Khi gặp bà cụ Tứ, Thị đã chủ động cất tiếng chào bà cụ Tứ rồi cúi mặt xuống, tay vân vê góc áo đã rách bợt thể hiện sự ngượng ngùng, bối rối. Kể cả khi bà cụ Tứ bảo Thị ngồi xuống cho đỡ mỏi chân thì Thị cũng chỉ khẽ nhúc nhích xong lại khép lép đứng chỗ cũ. Hành động có phần rụt rè nhưng lại thể hiện sự ý nhị, đúng mực của người con dâu mới.

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa giọt nước mắt của A Phủ đối với sự thức tỉnh của Mị trong Vợ chồng A Phủ

Thông qua những diễn biến tâm lí phức tạp của Thị có thể thấy người đàn bà ấy đã thất vọng trước gia cảnh nghèo khổ của anh Tràng nhưng Thị vẫn chấp nhận ở lại và có những hành động, lời nói nhằm vun vén cho hạnh phúc mới. Thế mới thấy được Thị không chỉ theo Tràng để trốn chạy cái đói mà còn được xuất phát từ khát khao thành thực nhất trong trái tim người đàn bà ấy – khát khao hạnh phúc. Sự lo lắng, ngượng ngùng của Thị khi gặp bà cụ Tứ đã thể hiện được phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà hiền hậu đúng mực, vẻ đẹp đáng trân trọng đã bị vẻ xù xì, gai góc bên ngoài che khuất.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan