Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
Hướng dẫn
I. Tìm hiểu tác giả tác phẩm
1. Tác giả
– Cao Bá Quát (1809- 1854) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh( nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội).
– Ông là người có tài năng và bản lĩnh được người đời phong làm Thánh Quát.
– Ông ra làm quan dưới triều Nguyễn rồi từ quan và tham gia lãnh đọa khởi nghĩa nông dân rồi phải chịu cái án tru di tam tộc thật oan nghiệt.
– Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX.
2. Tác phẩm.
Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một trong những bài thơ của Cao Bá Quát thể hiện tâm trạng tình cảm của mình trước tình thế xã hội thối nát đó. Bài thơ này thuộc thể thơ cổ thể, vần gieo tương đối tự do không bị gò bó vào luật.
Đây cũng như những lời tâm sự của tác giả khi đi trên bãi cát dài suy ngẫm, day dứt khi bị bế tắc trên con đường đi tìm lý tưởng cao đẹp của mình. Qua đó cũng phê phán trực tiếp xã hội bất công thối nát với khát vọng đi tìm chân lý chính nghĩa.
II. Tìm hiểu tác phẩm.
Câu 1.
– Những yếu tố tả thực:
+ Hình ảnh bãi cát được nhắc đi nhắc lại ( điệp ngữ).
+ Mờ mịt, núi muôn lớp, sóng muôn đợt, một sa mạc cát mênh mông vô tận, bãi cát lại bãi cát, một người đi đến mặt trời lặn vẫn chưa thôi, vừa đi vừa lệ tuôn đầy.
Hình ảnh bãi cát dài tượng trưng cho con đường đời xa xôi, mờ mịt. Con đường đi tìm lý tưởng cao đẹp của người quân tử vô cùng gian nan và thử thách. Hình ảnh này xuyên suốt bài thơ, hình ảnh gắn với tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Qua đó cũng thể hiện được nỗi niềm day dứt, đau sót của tác giả đi trên con đường tìm lý tưởng nhưng xã hội bù nhìn không cho ông lối thoát.
Câu 2.
“ Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi”
– Hình tượng nhân vật chữ tình trong bài thơ là một biểu tượng cho con người có lý tưởng cao đẹp nhưng phải một mình đơn độc bước trên con đường đầy gian nan, thử thách, con đường giữa một bãi cát dài mênh mông nắng cháy.
Cao Bá Quát chọn hình ảnh bãi cát dường như có chủ định sâu sắc hơn nữa đó là biểu tượng cho con đường khó khăn vô vàn, đi trên cát đã khó rồi, ở đây lại cả một bãi cát dài tưởng chừng như vô tận, mênh mông không biết lối đi.
Hình ảnh bãi cát dài tượng trưng cho sự khổ cực và không may mắn ở phía trước.
– Bốn câu tiếp theo, tác giả đã khái quát con đường công danh với đầy sự cám dỗ. Nhà thơ tự hỏi mình và mọi người rồi tự trả lời bằng hình ảnh “ người say vô số, tỉnh bao người”. Ở đây ta thấy được sự mê muội của con người trong cuộc đời, ít người không vướng vào men rượu công danh, biến con người lọt vào bẫy bi kịch.
Câu 3.
Tác giả đã dùng nhiều đại từ nhân xưng khác nhau để chỉ nhân vật trữ tình của mình qua đó tác giả có thể đặt mình ở nhiều góc nhìn khác nhau để cảm nhận và đồng thời nhà thơ có thể tự đọc thoại hay đối thoại với chính mình.
Cao Bá Quát thể hiện được mẫu thuẫn trên con đường đi tìm lý tưởng của mình. Đứng trước hiện thực nghiệt ngã, mù mịt cho thấy diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đây rất phức tạp, không biết đi đâu về đâu.
Các câu cảm thán (Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!, Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!) câu hỏi tu từ (Người say vô số, tỉnh bao người?, Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt, Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?, Anh đứng làm chi trên bãi cát?) thể hiện được tâm trạng bế tắc, băn khoăn, day dứt đến tột cùng của tác giả và khao khát cháy bỏng tìm ra con đường đúng cho mình.
Câu 4.
Nhíp điệu của bài thơ rất độc đáo, những câu thơ năm chữ với nhịp 2/3 mô phỏng bước đi khó nhọc trên bãi cát. Những lúc dừng lại suy nghĩ, câu thơ lại kéo dài ra, nhịp thơ cũng biến hóa phù hợp. Từng nhịp điệu của bài thơ chính là tâm trạng khi khó nhọc, khi day dứt, khi đau khổ bước trên con đường của mình.
Theo Nhungbaivanhay.vn