Soạn bài Cố hương của Lỗ Tấn lớp 9
Soạn bài Cố hương của Lỗ Tấn lớp 9
Hướng dẫn
Soan bai Co huong – Đề bài: Soạn bài Cố hương của Lỗ Tấn lớp 9.
1. Bố cục của văn bản “Cố hương” có thể chia làm ba phần như sau:
Phần 1: Từ đầu đến “làm ăn sinh sống” đây là hành trình trở về quê hương của nhân vật “tôi”.
Phần 2: Tiếp đến “mang đi sạch trơn”: Nói về hình ảnh quê hương và con người trong quá khứ và thực tại.
Phần 3: Còn lại: Những suy ngẫm của nhân vật tôi trên đường ra đi.
2. Trong truyện có hai nhân vật chính:
+ Nhân vật “tôi”
+ Nhân vật Nhuận Thổ.
Trong đó nhân vật Nhuận Thổ chính là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Vì sự thay đổi của Nhuận Thổ cũng chính là sự thay đổi của con người ở quê hương của nhà văn nói chung. Thông qua nhân vật Nhuận Thổ, nhà văn Lỗ Tấn cũng làm nổi bật những nét đổi thay ở làng quê mình sau nhiều năm xa cách.
3. Nhà văn Lỗ Tấn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ: Đó chính là cái đối lập giữa một Nhuận Thổ mà nhà văn quen biết trong quá khứ và một Nhuận Thổ lạ lẫm mà nhà văn đang đối diện ở thực tại. Trong quá khứ, Nhuận Thổ là một cậu bé có diện mạo tuấn tú, nhanh nhẹn, hồn nhiên yêu đời, cậu bé giỏi nhiều thứ, là một “tiểu anh hùng” trong kí ức của Lỗ Tấn.
Nhưng Nhuận Thổ của hiện tại lại là một anh cố nông già nua, nghèo khó, đông con, sống rụt rè, cam chịu
Không chỉ có Nhuận Thổ mà con người cũng như cảnh vật của quê hương cũng có sự đổi thay:
+ Thím Hai Dương, nàng “Tây Thi đậu phụ” trong kí ức của Lỗ Tấn nay là một người “hôi của”, sự thay đổi của thím Hai Dương chính là đại diện cho số đông những con người bị tha hóa về nhân cách, đạo đức. Thím Hai Dương hiện lên trong cảm nhận của Lỗ Tấn là một người đàn bà có dáng điệu kì lạ như một chiếc compa, hành động của người đàn bà này cũng đáng để nói đến “đến đưa chân để lấy đồ đạc hoặc vừa đưa chân vừa lấy đồ đạc.”
+ Cảnh vật quê hương thì cũng không còn đẹp như trong kí ức của nhà văn nữa, giờ đây nó có gì đó hoang tàn, thê lương hơn.
Trước sự thay đổi của con người và cảnh vật, nhà văn không giấu được sự xót xa, đau đớn.
4. Nhà văn chủ yếu sử dụng phương thức miêu tả tự sự trong đoạn a “ Nhưng tiếc thay….”nhằm kể lại sự chia li của nhà văn và Nhân vật Nhuận Thổ.
.
_ Đoạn b “Người đi vào là Nhuận Thổ….” Sử dụng biện pháp miêu tả nhằm làm nổi bật lên sự thay đổi của Nhuận Thổ sau nhiều năm xa cách
_ Đoạn c “Tôi nghĩ bụng…” chủ yếu sử dụng phương thức nghị luận, qua đó nhà văn thể hiện những suy ngẫm về cuộc sống.
Theo Nhungbaivanhay.vn