Soạn bài Hồn Chương Ba ra hàng thịt của Lưu Quang Vũ
Soạn bài Hồn Chương Ba ra hàng thịt của Lưu Quang Vũ
Hướng dẫn
1. Tác giả.
– Lưu Quang vũ là nhà thơ nhà soạn kịch nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ông đã có rất nhiều những tác phẩm hay và có sức ảnh hưởng rất lớn trong nền văn học của nước nhà.
– Là một người viết chữ cả cuộc đời của ông gắn bó với những thứ gọi là niềm đam mê, nên những tác phẩm ông viết lên có sức ảnh hưởng mạnh mẽ.
2. Tác phẩm.
– Đây là tác phẩm hay của Lưu Quang Vũ nói về sự việc đổi xác của Trương ba và hàng thịt qua đó có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc.
3. Bố cục:
Chia làm 3 phần chính:
Phần 1: Cuộc đổi xác của hồn Trương ba với hàng thịt.
Phần 2: Những hành động sau khi bị tráo đổi.
Phần 3: Trở về con người cũ.
4. Tìm hiểu tác phẩm.
4.1 Qua đoạn đối thoại giữa Trương Ba và hàng thịt, tác giả muốn gửi gắm một bức thông điệp quan trọng tới người đọc:
– Ở đây bi kịch của con người khi phải hoán đổi thân xác cho nhau, cứ phải sống nhờ lương tựa vào người khác, những mỗi người một khác nên sẽ rất bị ảnh hưởng trong tâm hồn của tác giả.
– Ở đây tác giả đã thể hiện những chi tiết rất đặc sắc trong tâm hồn của tác giả, hình ảnh về mượn thể xác sẽ làm cho con người cảm thấy khó chịu khi mình phải trú ngụ và lương tựa vào cái không phải là của mình.
– Một con người hiền lành lịch sử của Trương Ba nay bị hoán đổi sang với xác của hàng thịt một người cục cằn thô lỗ, ở đây sự hoán đổi không hợp lý để làm nổi bật ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn để lại cho người đọc.
– Trương ba hội thoại với hàng thịt, ông ta đang chán cái thể xác kềnh càng khó chịu này, ông ta muốn thoát khỏi chúng, nhưng nay chỉ còn là thể xác và những hình đó thật mờ nhạt khi linh hồn của ông mãi trong xác hàng thịt và không thể thay đổi.
– Hình ảnh của Trương Ba và Xác hàng thịt tác giả muốn để lại một ý nghĩa giáo dục sâu sắc không nên hoán đổi thể xác và trú ngụ vào những nơi không phải là của mình.
– Cuộc hội thoại trên chỉ làm tăng ý nghĩa của tác giả qua bài viết, tâm hồn của mình không thể bị hoán đổi cho người khác.
4.2. Hồn Trương Ba với vợ, cháu gái, con dâu: Họ không chịu được những hành động của Trương Ba, chính Trương Ba cũng không chấp nhận được cái thể xác này.
– Tâm hồn của Trương Ba nhưng nay phải mượn của xác hàng thịt, ông cảm thấy đau khổ, người nhà của ông cũng không nhận ra bởi đó là con người hoàn toàn khác.
– Không phải là chồng, ông hay bố nữa mà đang là xác hàng thịt, nhiều hành động cục cằn làm cho mọi người không chấp nhận được ông.
– Chính ông cũng đau khổ và phải chịu đựng những dằn vặt trong cả tâm hồn và thể xác, ông không còn nhận ra chính con người của mình nữa, hình ảnh của ông mờ nhạt trong thể xác của hàng thịt.
– Trước những rắc rối đó Trương Ba đã rất đau khổ nhưng sự thật không thể thay đổi, nó làm đổi thay nhiều mối quan hệ trong bản thân của ông, nay dần như mối quan hệ trong gia đình với ông đã mờ nhạt.
– Mọi người đều xa lánh ông, bởi ông có những hành động giống xác hàng thịt, mọi người chưa chấp nhận được.
4.3. Sự khác nhau giữa quan niệm sông của Trương Ba và Đế Thích.
– Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích rất khác nhau, Trương Ba thì cho rằng mượn thân xác của người khác để trú ngụ là một điều không nên, sống trong người khác làm cho bản tính của ta sẽ bị mờ nhạt đi, còn Đế Thích thì lại cho rằng mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, hai quan điểm hoàn toàn khác nhau.
– Mượn thân xác để sống con người sống nhưng tính cách của chính mình bị mờ nhạt trong cái xác thịt của hàng thịt, linh hồn và thể xác của ông hoàn toàn không muốn sống trong thân xác của kẻ khác.
– Những lời trách móc của Trương Ba đối với Đế Thích: “ ông chỉ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”. Ở đây ông đang nói về những trải nghiệm mà ông đang phải trải qua, nó hoàn toàn phụ thuộc vào những điều quan trọng của câu chuyện.
Sống trong xác thịt của người khác chỉ là sống nhưng thực sự giống như Trương Ba nói thì đó không phải là sống.
Đế Thích chỉ nghĩ đơn giản sống là tốt nhưng không phải như vậy, sống hoán đổi và nhờ vào người khác đó là điều cực kì khó, và không thể thích nghi được.
4.4. Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả lại xác hàng thịt, Đế Thích định cho Trương Ba vào xác của cu Tý nhưng Trương Ba không đồng ý lý do vì:
– Ông hiểu một điều rằng nếu sống vào một thân thể khác không phải là của mình chỉ làm mình đau khổ hơn thôi.
– Không thể trú ngụ nhờ thân xác khác, nó sẽ làm cho tâm hồn của ông mờ nhạt hơn, đó là những điều mà Trương Ba đang nghĩ và nó có tác dụng đối với ông cả sau này ông không phải sống trong những ngày dằn vặt.
5. Đoạn kết có ý nghĩa rất to lớn nó có tác dụng thúc đẩy ý chí nhận thức của con người về cách sống để tránh làm cho tâm hồn của mình bị tổn thương, không hoán đổi thân xác và sống nhờ vào thân xác của người khác.
Theo Nhungbaivanhay.vn