Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp lớp 9
Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp lớp 9
Hướng dẫn
Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp lớp 9
1. Trong đoạn văn (a), tác giả đã vận dụng phéo lập luận phân tích để làm nổi bật lên cái hay của bài thơ “Thu điếu”.
Tác giả Xuân Diệu đã đưa ra một luận điểm, là lời đánh giá về giá trị của một bài thơ “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác…không thể tóm tắt thơ được mà phải đọc lại”. Sau đó nhà thơ triển khai những lập luận của mình để chứng tỏ cái hay của bài Thu điếu. Trước hết, cái thú vị của bài thơ là ở:
+ Các điệu xanh
+ Những cử động
+Cách kết hợp từ…
– Trong đoạn văn (b), tác giả Nguyên Hương đã sử dụng phép lập luận phân tích, có đan xen kết hợp với tổng hợp.
Tác giả đã sử dụng phép lập luận phân tích để trình bày các nguyên nhân khách quan của thành đạt, phân tích các nguyên nhân ấy rồi đều hướng tới bác bỏ những yếu tố khách quan. Tác giả chốt lại bằng từ “Rút cuộc…” để tổng hợp lại nguyên nhân chính của thành đạt không phải yếu tố khách quan mà chính là ở bản thân chủ quan của mỗi người.
2. Hiện nay, có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu nên những tác hại của nó.
* Gợi ý làm bài:
Học qua loa đối phó là những hình thức học tiêu cực, lệch lạc và sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt đối với học sinh cũng như người học nói chung.
Trước hết, cần phân tích:
+ Học qua loa, đối phó là cách học hình thức, học không cốt lấy kiến thức, trau dồi hiểu biết mà chỉ là hình thức đối phó với người dạy.
+ Đánh giá về cách học này: Đây là cách học lệch lạc, tiêu cực gây ra những hậu quả xấu đối với bản thân người học.
+ Liên hệ thực tại: Có một bộ phận không nhỏ học sinh học theo hình thức đối phó, chống chế.
+ Nguyên nhân: Chưa tìm được phương pháp học hiệu quả; không có hứng thú với môn học….
+ Hậu quả: Tạo ra lỗ hổng về kiến thức, tạo ra tâm lí thụ động, lười biếng ở học sinh, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
+ Sau khi phân tích các luận điểm thì đi đến tổng hợp lại tác hại của việc học qua loa, và đưa ra giải pháp để khắc phục.
3. Qua văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm, ta thấy lí do của việc đọc sách như:
+ Tích lũy tri thức, hiểu biết
+ Rèn luyện bản thân
+ Cần biết lựa chọn sách để đọc, chọn những cuốn phù hợp và có ích với bản thân, không lãng phí vào đọc những cuốn sách không có giá trị.
+ Không cẩn đọc nhiều nhưng đọc phải sâu và vừa đọc vừa suy ngẫm mới có thể đem lại hiệu quả.
4. Dựa vào những luận điểm đã nêu ra ở câu 3, dùng lời văn của mình để làm thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết chú ý kết hợp thêm những lời phân tích, cuối bài nên tổng hợp lại ý chính nhất của bài viết.
Theo Nhungbaivanhay.vn