Soạn bài thương vợ của Trần Tế Xương lớp 11
Soạn bài thương vợ của Trần Tế Xương lớp 11
Hướng dẫn
Đề bài: Để hỗ trợ người học trong việc tìm hiểu bài thơ Thương vợ, kenhvan.com sẽ giới thiệu đến các bạn Soạn bài thương vợ của Trần Tế Xương văn 11. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé
I. Tìm hiểu chung bài thương vợ của Trần Tế Xương
1. Tác giả Trần Tế Xương
– Tú Xương (1870 – 1907), tên thật là Trần Tế Xương
– Quê:ở làng Vị xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định nay là phố Minh Khai, tỉnh Nam Định
– Hiệu là Mộng tích, tự là Mặc Trai
– Xuất thân từ một gia đình có truyền thống nho gia
– Ông đi học từ rất sớm và nổi tiếng thông minh.
– Lớn lên ông đi thi nhưng lại gặp phải nhiều khó khăn trong con đường thi cử
– Sự nghiệp:
• Ông để lại nhiều bài thơ có giá trị
• Dòng văn học: trào phúng
• Các tác phẩm tiêu biểu: mùng một tết viếng cô Ký, thương vợ, vịnh khoa thi hương…
2. Tác phẩm Thương vợ của Trần Tế Xương
a. Hoàn cảnh sáng tác: Trần tế Xương là một người rất thông minh tuy nhiên sự nghiệp thi cử của ông lại gặp nhiều gian nan vất vả. Đã thế ông lại lấy vợ rất sớm từ năm mới 16 tuổi. Và ông thì chẳng làm được gì nhiều chỉ có tập trung học hành thi cử ra làm quan. Trong những năm tháng ấy vợ ông chính là người lo cho ông từ mọi mắt từ sinh hoạt đến đi thi. Chính vì thế mà nhà thơ xấu hổ vì không làm tròn trách nhiệm của một người chồng, nhà thơ thương vợ và đã làm bài thơ này
b. Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật
c. Đề tài: người vợ
d. Bố cục: đề, thực, luận, kết
II. Phân tích bài thương vợ của Trần Tế Xương
1. Hai câu đề: giới thiệu công việc của người vợ
– “quanh năm” -> thể hiện công việc diễn ra ngày hàng giờ hàng năm. Đó là công việc quen thuộc và diễn ra trong tần suất lớn
– Công việc mà vợ nhà thơ làm quanh năm suốt tháng đó là buôn bán
– Địa điểm: mom song -> gợi lên sự nguy hiểm có thể nuốt chửng bà bất cứ lúc nào. Mom sông hay diễn ra sạt lở đất
– “nuôi đủ” -> cuộc sống không được an nhàn, công việc vất vả như thế nhưng cũng chỉ đủ ăn đủ sống mà thôi
– “năm con với một chồng” -> nhà thơ đặt mình ngang hàng với những đứa con kết hợp với số đếm rõ ràng cụ thể nhà thơ như muốn nói cái sự vô dụng của mình, không giúp được gì cho vợ, chỉ giống như một đứa con
-> Hai câu đầu nhà thơ đã giới thiệu được công việc buôn bán vất vả và chứa đầy những nguy hiểm của vợ mình. Không những thế công việc ấy cũng chỉ làm đủ nuôi cả gia đình. Bà đã đảm nhiệm vai trò lớn nhất trong gia đình. Nhà thơ như xấu hổ và tự xếp mình ngang với những đứa con.
2. Hai câu thực: sự vất vả nhọc nhằn trong công việc của bà Tú
– “lặn lội” -> sự nhọc nhằn vất vả đi đêm về hôm
– Nhà thơ sử dụng hình ảnh con cò trong ca dao để nói đến thân phận của người vợ.
– “quãng vắng” là những quãng không có người, chứa đầy những nguy hiểm
-> Câu thơ gợi lên sự vất vả lặn lội bấp chấp nguy hiểm của bà Tú để kiếm sống nuôi gia đình
– Không những thế bà cũng phải eo sèo kì cò khi thêm giá bớt giá ở những buổi chợ đông -> mệt mỏi
3. Hai câu luận: nói về duyên nợ giữa ông Tú và bà Tú
– Số đếm 1, 2 thể hiện mức độ tăng tiến
– Người ta hay nói phải duyên phải nợ nhau mới làm vợ chồng, có duyên không nợ thì không đến được với nhau
– ở đây ông bà Tú vừa có duyên lại có nợ nên nhà thơ như an ủi vợ mình âu đành chịu phận lấy một người chồng không lo nổi cho gia đình
– số đếm “năm nắng mười mưa” như một lời biết ơn và khen ngợi của nhà thơ dành cho vợ mình. Ca dao có một nắng hai sương thì ba Tú phải chịu hẳn năm nắng mười mưa. Thế nhưng bà không một lời than thở với chồng mình
-> hai câu thơ thể hiện được sự biết ơn và trân trọng vợ của nhà thơ. Ông tự thấy thương cho vợ khi lấy phải một người như mình. Đồng thời qua đó ta thấy được sự hi sinh và không quản công của bà Tú
4. hai câu kết: nhà thơ tự chửi chính mình
– nhà thơ tự chửi mình, cười mình là người ăn ở bạc bẽo nên mới để cho vợ của mình rơi vào hoàn cảnh như vậy
– có chồng là để cùng nhau đỡ đần làm ăn cho gia đình nhưng đây thì có chồng cũng như không
-> nhà thơ xấu hổ nhưng không biết làm cách nào để giúp vợ mà chỉ biết tự trách bản thân mình
III. Tổng kết bài thương vợ của Trần Tế Xương
– Bài thơ thể hiện nỗi lòng của nhà thơ hay chính là nỗi lòng của những người tri thức mang mông sách vở ra làm quan trường. Thi cử không xong, cũng chẳng làm được việc gì bỗng trở thành một gánh nặng trên vai người vơ đảm. Nhà tự thấy xấu hổ và có lỗi tự trách bản thân nhưng lại không có cách nào giúp vợ
Theo Nhungbaivanhay.vn