Soạn văn Tiếng gà trưa chương trình Ngữ Văn lớp 7


Soạn văn Tiếng gà trưa chương trình Ngữ Văn lớp 7

Hướng dẫn

Soạn văn Tiếng gà trưa sẽ cung cấp hệ thống lời giải chi tiết nhằm định hướng người học trong việc tiếp cận và phân tích bài thơ. Các bạn hãy tham khảo để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

I. Hướng dẫn học bài

1. Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào?

-Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ âm thanh của tiếng gà trưa – một âm thanh rất quen thuộc, gần gũi và bình dị của làng quê mà tác giả nghe được trên đường hành quân.

-Mạch cảm xúc của bài thơ được diễn biến theo trình tự hiện tại – quá khứ – hiện tại.

Bài viết liên quan đến bài thơ Tiếng gà trưa:

>>Cảm nghĩ tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

>>Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

>>Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh – Văn mẫu lớp 7 tuyển chọn

>>Bình giảng bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

>>Giới thiệu về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh

>>Cảm nghĩ về khổ thơ cuối của bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Xem thêm:  Soạn bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi văn 10

2. Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa? Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì của tác giả?

-Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ đã được gợi lại từ âm thanh tiếng gà trưa:

+ Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

+ Kỉ niệm một lần xem gà đẻ bị bà mắng.

+ Hình ảnh người bà chắt chiu từng quả trứng để có tiền mua cho cháu bộ quần áo mới.

-Qua đây, bài thơ cũng biểu hiện tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một đứa trẻ và tình cảm yêu quý, trân trọng của người cháu đối với bà.

3. Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ?

Hình ảnh người bà hiện lên đẹp giản dị và giàu lòng yêu thương:

-Đó là người bà tần tảo, chắt chiu.

-Bà lo lắng, sợ cháu bị lang mặt nên đã mắng cháu khi cháu nhìn gà đẻ.

-Bà lo sợ khi mùa đông đến đàn gà sẽ bị chết rét và bà sẽ không có tiền mua quần áo mới cho cháu.

Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật gắn bó, sâu nặng và thiêng liêng. Chính vì vậy, người cháu dù đang đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc vẫn luôn luôn nhớ về những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ bên bà.

Xem thêm:  Cảm nghĩ tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

4. Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, những có những chỗ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu (dòng) trong mỗi khổ? Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao?

Bài thơ được làm theo thể 5 tiếng, nhưng có những chỗ biến đổi rất linh hoạt: mỗi khổ thơ có 4 câu nhưng có những khổ có tới 5, 6 câu, ở khổ 1 có 7 câu.

Cách gieo vần không như cách thức thông thường: chủ yếu là giao vần cách.

Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi khổ thơ 2,3,4, và 7. Đó là cách tạo điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ “Tiếng gà trưa” là một hình ảnh, kỉ niệm quen thuộc. Nó giúp cho mạch cảm xúc của bài thơ được liền mạch, những kỉ niệm tuổi thơ hiện lên da diết và nồng nàn.

II. Luyên tập

Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này

Gợi ý:

Tình cảm bà cháu thật sâu nặng, tha thiết, khắc sâu vào tâm trí của người cháu. Điều đó làm nên hành trang và động lực để cháu chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Một tiếng gà trưa nghe được trên đường hành quân đã gợi lại biết bao kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ, về người bà tần tảo, chắt chiu. Bà yêu thương, lo lắng, dành dụm từng đồng để nuôi cháu. Người cháu luôn biết ơn, trân trọng bà. Tình cảm bà cháu là nơi bắt nguồn của tình yêu quê hương đất nước.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan