Tại sao nói cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù là cảnh tượng xưa nay chưa từng có?
Tại sao nói cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù là cảnh tượng xưa nay chưa từng có?
Hướng dẫn
Đề bài: Trong ‘Chữ người tử tù” nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng được chi tiết đắt giá – cảnh cho chữ. Đánh giá về cảnh tượng này, nhiều người cho rằng đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Vậy, tại sao nói cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù là cảnh tượng xưa nay chưa từng có?
Bài tham khảo
Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng được nhiều tình tiết đắt giá, một trong số đó là cảnh cho chữ của Huấn Cao với viên quản ngục. Theo dõi cảnh cho chữ, nhiều người đã nhận định rằng, đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
Nói cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” là bởi những lẽ sau:
Cho chữ vốn là hành động thanh cao của Nho sĩ thời xưa và thường được diễn ra trong phòng khách hoặc một nơi phong thủy hữu tình. Tuy nhiên, cảnh cho chữ của Huấn Cao lại hoàn toàn đi ngược lại với những quy tắc thông thường đó. Cho chữ – hoạt động sáng tạo nghệ thuật lại được diễn ra trong khung cảnh ngục tù với một căn buồng tối tăm, chật hẹp giành cho tù nhân, xung quanh ẩm ướt, hôi hám với mạng nhện, phân chuột, phân gián….Trong khung cảnh đầy tối tăm, ngột ngạt ấy, Huấn Cao đã viết lên những nét chứ “vuông lắm, đẹp lắm” để dành tặng cho viên quản ngục.
Lựa chọn địa điểm khác thường như vậy xuất phát từ tấm lòng, sự thấu hiểu của Huấn Cao, ông không muốn mang đến những phiền phức không đáng có cho viên quản ngục. Lựa chọn nơi ngục tù, lại giữa đêm khuya để tránh tai mắt, những điều rèm pha. Đặc biệt nhất, chính trong hoàn cảnh đặc biệt ấy, khi cái đẹp được sáng tạo trong không gian của ngục tù hôi hám, dơ bẩn lại làm cho tài năng, thiên lương càng được tỏa rạng. Qua đó thấy được sức mạnh của cái thiện, của thiên lương có thể đẩy lùi bóng tối và cái ác đang ngự trị, bao vây.
Người cho chữ là những nhà Nho, người nghệ sĩ tài hoa nhưng ở đây, Huấn Cao tuy có tài năng hơn người nhưng cảnh cho chữ cũng thật khác lạ. Ông cho chữ trong trạng thái của một kẻ tử tù, khi tay chân bị xiềng xích, cổ đeo gông giam hãm mất tự do. Người tử tù ấy chỉ sáng mai thôi sẽ bị giải vào kinh chịu án chém nhưng vẫn hiện lên với sự đĩnh đạc, bản lĩnh hơn người. Huấn Cao nổi bật với tư thế uy nghi đầy chủ động, viên quản ngục vốn là người đại diện cho quyền lực nhưng lại khúm núm, run run khi đón nhận chữ của Huấn Cao.
Trong khung cảnh cho chữ đầy thiêng liêng ấy, trật tự, quan hệ bị đỏn lộn, kẻ từ tù trở thành người ban phát cái đẹp, người bề trên răn dạy, khuyên bảo với quản ngục. Còn viên quản ngục trở nên khúm núm, vái lạy tù nhân.
Qua việc xây dựng tình huống đặc sắc “xưa nay chưa từng có”, nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng định sức mạnh của cái đẹp, cái thiện. Trong những hoàn cảnh éo le nhất, bế tắc nhất thì ánh sáng của cái đẹp, của thiên lương trong sáng có thể đẩy lùi được cái ác, bóng tối. Chữ người tử tù đã tôn vinh được cái đẹp, cái thiện cùng nhân cách cao cả thông qua bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng.
Theo Nhungbaivanhay.vn