Thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày Tết văn mẫu lớp 8 hay nhất


Thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày Tết văn mẫu lớp 8 hay nhất

Hướng dẫn

Cùng với cành đào, nhánh mai, câu đối đỏ thì bánh chưng là loại bánh không thể thiếu trong những ngày Tết nguyên đán ở Việt Nam. Bằng những hiểu biết của mình về chiếc bánh chưng, em hãy viết bài văn thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày Tết. Dưới đây là những tài liệu tham khảo về dàn bài và văn mẫu thuyết minh về chiếc bánh chưng, các bạn hãy cùng tham khảo để có thêm những thông tin hữu ích nhất nhé!

I. Dàn ý chi tiết cho đề bài thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày tết

1. Mở bài cho đề thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày tết

Giới thiệu chung về chiếc Bánh Chưng: Bánh Chưng là một loại bánh cổ truyền, đại diện cho nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam ta từ thời Vua Hùng cho tới nay

2. Thân bài thuyết minh về chiếc bánh Chưng

– Đặc điểm và thành phần của chiếc bánh Chưng

+ Các đặc điểm của bánh Chưng: Bánh Chưng là loại bánh hình vuông với các cạnh khoảng 1 gang tay, chiều dày của bánh chỉ khoảng 5cm, bánh được làm hoàn toàn từ gạo nếp với nhân là đỗ xanh và thịt lợn ướp với gia vị

+ Các thành phần của bánh Chưng và đặc điểm của chúng (lạt bánh, lá bánh, nguyên liệu làm bánh): các dây lạt buộc bánh Chưng không phải lạt tre mà lại là lạt của ống giang, loại lạt này có độ dẻo cao hơn so với lạt tre, nó cũng mềm hơn để khi bện vào bánh sẽ giữ chặt được các lớp lá bánh mà không làm rách lớp lá này

Xem thêm:  Ông cha ta thường nói "Có học phải có hạnh" - Văn mẫu lớp 8

-So sánh sánh bánh Chưng xưa và nay

+ Nguyên liệu làm bánh truyền thống và ngày nay: Đối với những chiếc bánh Chưng truyền thống, nguyên liệu chắc chắn không thể thiếu là gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn

+ Độ dày mỏng và tỉ lệ các thành phần của bánh Chưng xưa so với nay: Ngày xưa những chiếc bánh Chưng mỏng hơn bây giờ, lớp gạo ít hơn, trong tổng thể chiếc bánh gạo thì nhiều mà nhân thì ít, chỉ có 1 ít đậu xanh chứ chẳng mấy nhà ai có thịt để gói bánh Chưng

3. Kết bài cho đề thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày tết

Nêu ý nghĩa của bánh Chưng và trách nhiệm của chúng ta trong việc gìn giữ những giá trị đó.

Hoạt động gói bánh Chưng ngày tết thường diễn ra vào những ngày 29, 30 Tết, những Tết năm trước đây mỗi nhà đều quây quần bên nhau cùng gói bánh, ông dạy cháu rồi cha dạy con

II. Bài tham khảo cho đề thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày tết

Đã là người con trong gia đình Việt Nam chắc hẳn ai trong chúng ta cũng rất quen thuộc với hình ảnh chiếc bánh Chưng. Bánh Chưng là một loại bánh cổ truyền, đại diện cho nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam ta từ thời Vua Hùng cho tới nay. Bánh Chưng đã trở thành một loại bánh không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên trong ngày tết, bởi không chỉ mang ý nghĩa bản sắc văn hoá, bánh Chưng con thể hiện giá trị tinh thần, lòng hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên.

Bánh Chưng là loại bánh hình vuông với các cạnh khoảng 1 gang tay, chiều dày của bánh chỉ khoảng 5cm, bánh được làm hoàn toàn từ gạo nếp với nhân là đỗ xanh và thịt lợn ướp với gia vị. Các dây lạt buộc bánh Chưng không phải lạt tre mà lại là lạt của ống giang, loại lạt này có độ dẻo cao hơn so với lạt tre, nó cũng mềm hơn để khi bện vào bánh sẽ giữ chặt được các lớp lá bánh mà không làm rách lớp lá này. Bọc bên ngoài chiếc bánh Chưng là một lớp lá khá dày, đây là loại lá đặc trưng dùng để gói bánh Chưng – lá dong, loại lá này có đặc điểm là gân lá đẹp, dai, màu lá xanh sáng và mùi thơm hơn các loại lá gói bánh khác, lá cũng có độ cứng nhất định để tạo hình cho chiếc bánh thật vuông vắn. Khi luộc lên màu lá nhuộm sang màu bánh tạo nên màu xanh rất đẹp, các lá này khi gói bánh được cắt, gấp và xếp một cách vuông vắn.

Xem thêm:  Kể về giấc mơ gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày

Bóc hết lớp lá tới phần thân bánh, bánh Chưng được làm hoàn toàn từ gạo nếp, hầu hết khi làm bánh Chưng ngày tết sẽ lựa chọn loại gạo nếp ngon nhất, có độ dẻo, hạt đều và hương thơm tốt nhất. Để khi ăn bánh chúng ta sẽ cảm nhận được độ thơm, dẻo của chiếc bánh Chưng. Nhân bánh Chưng được làm từ đậu xanh đã bỏ vỏ, nấu chín và trộn với gia vị vừa đủ. Từng hạt đỗ cũng được chọn là loại đỗ ngon nhất, có màu vàng tươi bắt mắt và độ thơm nhất định, vo đãi rất kĩ càng. Nhân đỗ sau khi đã nấu chín được đánh nhuyễn sau đó cho vào làm nhân cùng với 1-2 miếng thịt lợn ba chỉ đã ướp sẵn gia vị. Thịt ba chỉ làm nhân bánh sẽ ngon hơn bởi nó có vừa nạc vừa mỡ làm cho chiếc bánh trở nên ngậy và béo hơn.

Đối với những chiếc bánh Chưng truyền thống, nguyên liệu chắc chắn không thể thiếu là gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn, tuy nhiên ngày nay một số bánh lại sử dụng những nguyên liệu đã được biến tấu đi như nhân bằng các loại đồ chay, đường mật,… Ngày xưa những chiếc bánh Chưng mỏng hơn bây giờ, lớp gạo ít hơn, trong tổng thể chiếc bánh gạo thì nhiều mà nhân thì ít, chỉ có 1 ít đậu xanh chứ chẳng mấy nhà ai có thịt để gói bánh Chưng. Nhưng ngày nay thì khác, một chiếc bánh Chưng bây giờ có khi bằng một cặp bánh Chưng ngày xưa, gạo thì cho ít mà nhân thì thật nhiều đỗ, nhiều thịt.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao (lớp 11)

Hoạt động gói bánh Chưng ngày tết thường diễn ra vào những ngày 29, 30 Tết, những Tết năm trước đây mỗi nhà đều quây quần bên nhau cùng gói bánh, ông dạy cháu rồi cha dạy con, tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của dịch vụ hàng hoá, thay vì phải gói bánh người dân chỉ cần mua bánh từ những lò luộc sẵn. Có lẽ nó mang lại sự tiện lợi trước mắt nhưng về lâu dài thì điều đó đang dần làm mai một đi những giá trị bản sắc của văn hoá Việt. Rồi sau này ai sẽ dạy chúng ta cách gói, cách làm bánh Chưng, sẽ không còn không khí đầm ấm khi mọi người cùng nhau gói bánh. Chính vì vậy, chúng ta cần thiết phải chung tay gìn giữ và phát huy truyền thống gói bánh Chưng của dân tộc Việt Nam ta.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan