Trình bày cảm nhận về tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia


Trình bày cảm nhận về tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Hướng dẫn

Đề bài: Về văn học trào phúng, có ý kiến cho rằng: “Đó là một khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học của tiếng cười”. Cảm nhận của anh chị về tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia(Trích số đỏ).

I. Dàn ý chi tiết cho đề cảm nhận về tiếng cười trong Hạnh phúc của một tang gia

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Số đỏ là một trong những cuốn tiểu thuyết thành công nhất của ông khi viết về cái lố lăng, kệch cỡm của những con người suy đồi về đạo đức trong xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát. Tiếng cười trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là tiếng cười trào phúng sâu sắc đối với xã hội đen tối đương thời.

2. Thân bài

– Trào phúng là việc dùng tiếng cười hài hước để châm biếm, mỉa mai người khác, tiếng cười được tạo ra khi phát hiện được những sự vật, sự việc mang tính mâu thuẫn.

– Đối tượng tiếng cười trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia rất đa dạng, đó không chỉ là những người thuộc tầng lớp thượng lưu mà còn là rất nhiều loại người trong xã hội.

– Đối tượng của tiếng cười không chỉ là những nhân vật có tên tuổi, nguồn gốc mà còn cả những nhân vật không tên.

– Vũ Trọng Phụng tạo nên trong tác phẩm đó chính là hình tượng đám đông, những con người không có tên tuổi nhưng lại góp phần làm cho tiếng cười trào phúng trở nên giòn giã hơn, sâu cay hơn.

–> Dù có tên hay không có tên thì những nhân vật trong đoạn trích đều chứa đựng những mâu thuẫn giữa bề ngoài đau khổ giả tạo, cố diễn với niềm vui sướng, hạnh phúc bên trong.

Xem thêm:  Phân tích văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

– Tiếng cười trào phúng trong đoạn trích được xây dựng nhằm mục đích phê phán, tố cáo cái bản chất lố lăng, kệch cỡm, vô đạo đức của xã hội thượng lưu thành thị

– Thành công của đoạn trích không thể không kể đến nghệ thuật tạo tiếng cười đầy đặc sắc, tác giả Vũ Trọng Phụng hông chỉ xây dựng được tình huống trào phúng sắc bén, độc đáo.

3. Thân bài

Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” là chương truyện đặc sắc của tiểu thuyết Số đỏ, thông qua chương truyện độc giả có thể thấy trọn vẹn bức tranh thu nhỏ của xã hội thực dân nửa phhong kiến thối nát, nơi hội tụ đủ loại người: hám danh, hám lợi, giả tạo, vô văn hóa.

Bài liên quan đến đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:

>>Phát biểu cảm nhận về nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

>>Trình bày cảm nhận về đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia

>>Phân tích tiếng khóc của Phán mọc sừng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

>>Phân tích tâm trạng của những nhân vật trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

>>Phân tích nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

II. Bài tham khảo cho đềcảm nhận về tiếng cười trong Hạnh phúc của một tang gia

Vũ Trọng Phụng là tác giả tiêu biểu của nền văn học hiện thực Việt Nam, nổi bật với phong cách trào phúng đặc sắc, sâu cay với những con người, hiện tượng đặc biệt trong xã hội. Số đỏ là một trong những cuốn tiểu thuyết thành công nhất của ông khi viết về cái lố lăng, kệch cỡm của những con người suy đồi về đạo đức trong xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát. Tiếng cười trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là tiếng cười trào phúng sâu sắc đối với xã hội đen tối đương thời.

Xem thêm:  Trình bày cảm nhận về bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11 đặc sắc nhất

Trào phúng là việc dùng tiếng cười hài hước để châm biếm, mỉa mai người khác, tiếng cười được tạo ra khi phát hiện được những sự vật, sự việc mang tính mâu thuẫn, đó chính là cái mâu thuẫn, xung đột về bản chấ và hiện tượng, giữa phương tiện và mục đích, giữa hình thức và nội dung. Trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, tác giả Vũ Trọng Phụng đã xây đựng được những tình huống gây cười, những nhân vật gây cười đầy đặc sắc.

Trước hết, về đối tượng tiếng cười trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia rất đa dạng, đó không chỉ là những người thuộc tầng lớp thượng lưu, đại tư sản như cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, cô Tuyết mà còn là những trí thức như Phán Mọc Sừng, viên chức như Min-đơ, Min-toa và cả những kẻ lưu manh, vô học trong xã hội như Xuân Tóc Đỏ. Như vậy, tác giả Vũ Trọng Phụng đã hướng ngòi bút trào phúng đến toàn bộ những loại người trong xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối, tiêu cực.

Đối tượng của tiếng cười không chỉ là những nhân vật có tên tuổi, nguồn gốc mà còn cả những nhân vật không tên. Những nhân vật có tên dễ dàng nhận biết trong đám ma của cụ cố Tổ là vợ chồng Văn Minh, cố Hồng, cô Tuyết, cậu Tú Tân, hay những thành viên ngoài gia đình như: Typn, hai viên cảnh sát Min-đơ, Min-toa.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) - Văn mẫu lớp 11

Đặc sắc trong tiếng cười trào phúng mà Vũ Trọng Phụng tạo nên trong tác phẩm đó chính là hình tượng đám đông, những con người không có tên tuổi nhưng lại góp phần làm cho tiếng cười trào phúng trở nên giòn giã hơn, sâu cay hơn. Tuy nhiên, dù có tên hay không có tên thì những nhân vật trong đoạn trích đều chứa đựng những mâu thuẫn giữa bề ngoài đau khổ giả tạo, cố diễn với niềm vui sướng, hạnh phúc bên trong.

Tiếng cười trào phúng trong đoạn trích được xây dựng nhằm mục đích phê phán, tố cáo cái bản chất lố lăng, kệch cỡm, vô đạo đức của xã hội thượng lưu thành thị, đằng sau tiếng cười lại là tiếng khóc đầy xót xa cho những giá trị đạo đức bị bang hoại, suy đồi.

Thành công của đoạn trích không thể không kể đến nghệ thuật tạo tiếng cười đầy đặc sắc, tác giả Vũ Trọng Phụng hông chỉ xây dựng được tình huống trào phúng sắc bén, độc đáo có một không hai là hạnh phúc từ một gia đình có tang, đồng thời xây dựng thành công hình tượng đám đông bằng nghệ thuật biếm họa: cường điệu, nói ngược để làm nổi bật bản chất bên trong mỗi nhân vật.

Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” là chương truyện đặc sắc của tiểu thuyết Số đỏ, thông qua chương truyện độc giả có thể thấy trọn vẹn bức tranh thu nhỏ của xã hội thực dân nửa phhong kiến thối nát, nơi hội tụ đủ loại người: hám danh, hám lợi, giả tạo, vô văn hóa. Chương truyện thể hiện được bút pháp nghệ thuật trào phúng xuất sắc của Vũ Trọng Phụng.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan