Trình bày cảm nhận về truyện ngắn Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành


Trình bày cảm nhận về truyện ngắn Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành

Hướng dẫn

Rừng xà nu bản anh hùng ca của người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược Dựa vào văn bản đã được học, anh chị hãy trình bày cảm nhận về truyện ngắn Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành.

I. Dàn ý chi tiết cho đề trình bày cảm nhận về truyện ngắn Rừng xà nu

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: “Rừng xà nu” là tác phẩmđặc sắc viết về con người, vùng đất Tây Nguyên ấy. Qua tác phẩm nhà văn Nguyễn Trung Thành không chỉ tái hiện đầy chân thực không gian đấy tranh hào hùng của mảnh đất Tây Nguyên anh hùng mà còn dựng lên chân dung đậm nét sử thi cho con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất với vẻ đẹp đầy bi tráng.

2. Thân bài

– Rừng xà nu là truyện ngắn mang đậm màu sắc sử thi, chất sử thi không chỉ được thể hiện trong tính cách, số phận của T nú, của những người dân trong làng Xô Man mà còn được thể hiện trong chính hình tượng cây xà nu.

– Cây xà nu là cây họ thông nổi bật với sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.

– Trong những hoàn cảnh đau thương nhất, cây xà nu vẫn luôn hướng về phía ánh sáng mặt trời, hướng về sự sống.

– Tác phẩm được mở đầu bằng hình ảnh rừng xà nu với nhiều vết thương lớn nhỏ

– Những cây xà nu vươn lên thẳng tắp hướng đến ánh nắng mặt trời như những chàng trai cường tráng xông pha trận mạc.

–> Từ hình ảnh cây xà nu, tác giả Nguyễn Trung Thành đã xây dựng lên ẩn dụ đầy đặc sắc về tính cách kiên cường, mạnh mẽ không chịu cúi đầu trước hoàn cảnh của người dân làng Xô Man cũng như con người Tây Nguyên nói chung.

– Mỗi cây xà nu trong rừng cây xà nu rộng lớn, chạy tít về phía chân trời là bóng dáng của những người con anh hùng trong ngôi làng anh hùng – Xô Man.

Xem thêm:  Thủ pháp nhân cách hóa trong Ai đã đặt tên cho dòng sông

– Cũng giống như rừng cây xà nu luôn hướng đến ánh sáng mặt trời, người dân làng Xô Man với tính cách phóng khoáng, gan dạ giàu yêu thương luôn hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cách mạng.

– Tinh thần đoàn kết của người dân làng Xô Man cũng là thứ tình cảm gắn kết thiêng liêng, gắn bó, tinh thần ấy có thể tạo thành sức mạnh vô biên của rừng núi cao nguyên đại ngàn trong cuộc đấu tranh cung của dân tộc.

– Cũng nhờ tập thể anh hùng, bất khuất, giàu yêu thương đã nuôi dưỡng nên một T nú, Dít, những người con anh hùng của bản làng, của đất nước.

3. Kết bài

Rừng xà nu là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Trung Thành, từ những giá trị to lớn mà tác phẩm mang lại, Rừng xà nu đã xây dựng lên vị trí vững chắc của mình trong nền văn học Việt Nam giai đoạn kháng chiến.

Bài liên quan đến truyện ngắn Rừng xà nu:

>>Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu để làm sáng tỏ khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn trong truyện

>>Cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật T nú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

>>Phân tích tính sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

>>Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn

II. Bài tham khảo cho đề trình bày cảm nhận về truyện ngắn Rừng xà nu

Nguyễn Trung Thành là nhà văn có sự gắn bó, am hiểu sâu sắc về cuộc sống và đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. “Rừng xà nu” là tác phẩm đặc sắc viết về con người, vùng đất Tây Nguyên ấy. Qua tác phẩm nhà văn Nguyễn Trung Thành không chỉ tái hiện đầy chân thực không gian đấy tranh hào hùng của mảnh đất Tây Nguyên anh hùng mà còn dựng lên chân dung đậm nét sử thi cho con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất với vẻ đẹp đầy bi tráng.

Rừng xà nu là truyện ngắn mang đậm màu sắc sử thi, chất sử thi không chỉ được thể hiện trong tính cách, số phận của T nú, của những người dân trong làng Xô Man mà còn được thể hiện trong chính hình tượng cây xà nu, loại cây gắn bó với cuộc sống, cuộc đấu tranh ngoan cường của con người Tây Nguyên. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả Nguyễn Trung Thành lựa chọn cây xà nu để làm hình tượng trung tâm cho tác phẩm mà bởi chính sự gần gũi cũng như đặc tính sinh học đặc biệt của loài cây này.

Cây xà nu là cây họ thông nổi bật với sức sống tiềm tàng, mãnh liệt không bao giờ chịu cúi đầu. Trong những hoàn cảnh đau thương nhất, cây xà nu vẫn luôn hướng về phía ánh sáng mặt trời, hướng về sự sống. Tác phẩm được mở đầu bằng hình ảnh rừng xà nu với nhiều vết thương lớn nhỏ “ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương nhựa ứa ra, tràn trề thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”. Mở đầu bằng những hình ảnh đầy đau thương, mất mát với hình ảnh đầy ám ảnh “cục máu lớn” đã gợi ra không khí đầy dữ dội của cuộc kháng chiến, tố cáo sự dã man, bạo tàn của kẻ thù.

Những cây xà nu vươn lên thẳng tắp hướng đến ánh nắng mặt trời như những chàng trai cường tráng xông pha trận mạc. Mặc cho đại bác Mĩ cứ bắn phá, sau mỗi cây đổ gục những mầm non lại nhú lên mạnh mẽ hơn. Từ hình ảnh cây xà nu, tác giả Nguyễn Trung Thành đã xây dựng lên ẩn dụ đầy đặc sắc về tính cách kiên cường, mạnh mẽ không chịu cúi đầu trước hoàn cảnh của người dân làng Xô Man cũng như con người Tây Nguyên nói chung.

Xem thêm:  Cảm nhận về hình tượng người vợ nhặt qua các ý kiến đánh giá

Mỗi cây xà nu trong rừng cây xà nu rộng lớn, chạy tít về phía chân trời là bóng dáng của những người con anh hùng trong ngôi làng anh hùng – Xô Man. Đó là cụ Mết, T nú, Mai, Dít, Xút…Những cây cao che chở cho cả dân làng là Cụ Mệt, là anh Quyết, những cây non phát triển mạnh mẽ, kế thừa sức sống mãnh liệt của những thế hệ đi trước là T nú, Dít…Tất cả những con người đó đã cùng nhau đoàn kết để làm nên một tập thể vững mạnh, kiên cường.

Cũng giống như rừng cây xà nu luôn hướng đến ánh sáng mặt trời, người dân làng Xô Man với tính cách phóng khoáng, gan dạ giàu yêu thương luôn hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cách mạng. Dù phải trải qua nhiều đau thương, mất mát dưới họng súng của kẻ thù thì những con người làng Xô Man qua nhiều thế hệ vẫn nối tiếp truyền thống để đứng lên đánh giặc, những cây lớn ngã xuống thì những cây nhỏ vươn lên mạnh mẽ: anh Quyết hi sinh đã có Mai thay tế, Mai ngã xuống đã có em gái là Dít thay thế.

Tinh thần đoàn kết của người dân làng Xô Man cũng là thứ tình cảm gắn kết thiêng liêng, gắn bó, tinh thần ấy có thể tạo thành sức mạnh vô biên của rừng núi cao nguyên đại ngàn trong cuộc đấu tranh cung của dân tộc. Đó là sự đón tiếp nồng hậu của người dân làng Xô Man trong đêm T nú về thăm làng “ Cả làng vây chặt quanh T nú”, “những cặp mắt trong xoe, những tiếng ré lên, những tiếng reo…” Cũng nhờ tập thể anh hùng, bất khuất, giàu yêu thương đã nuôi dưỡng nên một T nú, Dít, những người con anh hùng của bản làng, của đất nước.

Rừng xà nu là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Trung Thành, từ những giá trị to lớn mà tác phẩm mang lại, Rừng xà nu đã xây dựng lên vị trí vững chắc của mình trong nền văn học Việt Nam giai đoạn kháng chiến.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan