Bình giảng bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ ngữ văn 10
Bình giảng bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ ngữ văn 10
Hướng dẫn
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ trong chương trình văn học lớp 10. Hôm nay kenhvan.com sẽ gửi đến bạn đọc bài làm của một bạn học sinh tại Hải Dương
Mở bài Bình giảng bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ ngữ văn 10
Nào là than thân trách phân “ Thân em như củ ấu gai”, nào là hài hước hóm hỉnh “ cưới nàng anh toan dẫn voi”, rồi tình yêu ngọt ngào mà thẹn thùng, tiếp lại phê phán nhẹ nhàng tinh tế “ Trên đầu những rác cùng rơm/ Chồng khen chồng bảo lại hoa thơm rắc đầu”… Không dừng ở đó ca dao dân ca Việt Nam còn mở ra,vẽ lên, khắc tạc những cảnh đẹp núi sông, làng quê, danh lam của quê hương đất nước:
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
Thân bài Bình giảng bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ ngữ văn 10
Bài thơ bất đầu bằng hai chữ rủ nhau thể hiện sự vui vẻ đông đảo của những người đi xem. Ca dao dân ca ta đã có biết bao nhiêu bài bắt đầu bằng hai chữ đó, nào là Rủ nhau ra tắm hồ sen…”rồi lại đến “Rủ nhau xuống bể mò cua..”hay còn cả “Rủ nhau lên núi đốt than…”. Những động từ ấy đều mang tính chất gợi lên sự tươi vui đông đảo, mọi người như đang đi xem hội vậy:
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn”
Ca dao ta không chỉ nói hay về tình yêu nam nữ đằm thắm mặn mà không chỉ mang đến những giây phút cười sảng khoái với những bài hài hước mà ca dao còn ca ngợi chính những danh lam thắng cảnh của quê hương. Hai từ rủ nhau nhưng cũng chính là lời mời của nhân dân ta với bạn bè gần xa về thăm những cánh đẹp đât nước Việt Nam anh hùng ngàn năm lịch sử. Động từ xem được lặp lại bà lân như nhấn mạnh vào sự vui vẻ đi lễ hội của nhân dân ta hay cũng chính là sự thể hiện những phong cảnh quê ta phong phú và đa dạng, đẹp mà nên thơ. Ba địa danh nổi tiếng gắn liền với những nét lịch sử quê hương ta đó là Kiếm Hồ, Thê Húc, Ngọc Sơn. Hẳn trong chúng ta ai cũng biết đến sự tích Hồ Gươm, đó là nơi Lê Lợi trả kiếm báu cho thần Kim Quy, chính vì thế mà hồ có tên là Hồ Hoàn Kiếm. Rồng bay lên Cầu Thê Húc là cầu đón ánh sáng, biểu tượng rất đẹp nói lên niềm tự hào về mọi tinh hoa của đất trời, Tổ quốc, của dân tộc hội tụ về Thăng Long, Hà Nội. Chùa Ngọc Sơn còn gọi là đền Ngọc Sơn là một nét dẹp cổ kính của Hồ Gươm. Qua hai câu thơ ấy ta cảm nhận được vẻ đẹp của những địa danh ấy, đồng thời qua đó ta thấy được sự nhớ về lịch sử của nhân dân ta. Chỉ với hai câu thơ mà đã gợi lên biết bao nhiêu huyền tích của lịch sử nhân dân ta.
Không gian nghệ thuật không gói gọn trong Kiếm Hồ với cầu Thê Húc và đến Ngọc Sơn mà được mở rộng ra đến cả những Đài Nghiên, Bút Tháp:
“Đài Nghiên Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
Câu ca dao khiến cho ta nhớ đến câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm rằng: “ người học trò nghèo giúp cho đất nước mình núi Bút non Nghiên”. Như vậy có thể thấy được ai là người gây dựng nên đất nước này. Hai chữ “chưa mòn” là thi nhãn hay chính là linh hồn của bài ca dao này. Nó khẳng định sự bền vững, sự trường tồn của nền văn hiến nước ta. Qua hàng nghìn năm, qua bao thăng trầm của lịch sử, bao bể dâu Tháp Bút Đài Nghiên vẫn “chưa mòn”, vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Cũng như đất nước ta, thủ đô ta, nền văn hóa Việt. đồng thời nó còn thể hiên được sự hiếu học của nhân dân ta không bao giờ là hết, nó vẫn mãi như câu nói của Lê Nin “ học, học nữa, học mãi”. Ai là người gây dựng ra đất nước ấy. thật sự mà nói ngoài những vị vua hùng cúng như những vị vua sau đó thì đất nước là của chính nhân dân gây dựng nên. Nếu vua Lê Lợi có phần làm nên địa danh Hồ Hoàn Kiếm với cầu Thê Húc và đến Ngọc Sơn thì nhân dân ta, nhưng con người hiếu học góp cho đất nước Đài Nghiên, Bút Tháp. Đó là không còn kể đến những danh lam như núi Vọng Phu, hòn Trống Mái… đó là công của những con người “ họ đã sống và chết giản dị và bình tâm”.
Kết luận Bình giảng bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ ngữ văn 10
Như vậy bài ca dao đã mang đến cho ta những cảm xúc về những địa danh gắn với những lịch sử hào hùng cảu dân tộc. Thật xúc động biết bao nhiêu khi nhớ về cội nguồn dân tộc. Có thể coi bài ca dao “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Bốn câu ca dao 28 chữ mà nêu lên được năm cảnh đẹp của Hà Nội mến yêu: cảnh Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút. Bút pháp liệt kê và điệp ngữ như mở rộng, như tô đậm bao thắng cảnh, càng xem càng thích thú. Tình yêu Hà Nội, yêu quê hương đất nước là cảm hứng của bài ca.
Theo Nhungbaivanhay.vn