Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong Tấm Cám


Đề bài: Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong Tấm Cám

Bài làm:

Xã hội hiện đại ngày càng phát triển mạnh mẽ khiến cho con người luôn quay cuồng với những tất bật phải lo toan của cuộc sống. Thậm chí, nhiều người còn mù quáng chạy theo những giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần quý báu mà không có một thứ tiền bạc nào có thể mua được. Thậm chí, nhiều người còn sẵn sàng chạy bán rẻ linh hồn, làm việc ác để chuộc lợi cho bản thân. Những lúc như vậy, ta lại nhớ đến những câu chuyện cổ tích xưa cũ mà khi ấu thơ ba mẹ thường kể cho ta nghe. Tấm Cám, câu chuyện cổ tích quen thuộc mà đứa trẻ nào cũng thuộc vanh vác lại trở thành một bài học đầy ý nghĩa cho con người ở xã hội hiện đại: sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, lẽ đẹp ở đời.

Truyện cổ tích Tấm Cám Kể về cuộc đời bất hạnh của nàng Tấm với số phận bi thương ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ mất sớm, nàng phải ở cùng dì ghẻ và đứa em cùng cha khác mẹ lười biếng, hay tranh công với mình là Cám. Hết lần này đến lần khác mẹ con Cám gây khó khăn và khiến cuộc sống của Tấm rơi vào bi kịch. Với thân phận nhỏ bé, yếu đuối, Tấm đành phải cam chịu và chấp nhận số phận. Tuy nhiên, ở hiền gặp lành, nàng luôn có được sự hậu thuẫn, giúp đỡ từ phía thế lực siêu nhiên mà hiển hiện ra đó là ông Bụt. Nhờ có sự giúp đỡ đó, nàng đã có được sự thành công, hạnh phúc êm ấm bên nhà vua. Ngược lại, mẹ con nhà Cám đã làm rất nhiều tội ác đã bị trừng trị với cái chết đau đớn và tức tưởi.

Xem thêm:  Dàn ý phân tích nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt

Trong câu chuyện, ngoài việc ấn tượng với nàng Tấm xinh đẹp, nết na, hiền dịu luôn cam chịu chấp nhận số phận thì ta còn thấy căm phẫn trước cái ác, cái tàn ác mà mẹ con nhà Cám đem lại cho nàng. Sự đối đầu giữa Tấm và Cám là sự đối đầu giữa cái thiện và cái ác, cái ước mong về sự công lý, hòa hảo mà tác giả dân gian muốn gửi gắm thông qua câu chuyện này.

Tấm đương nhiên là đại diện cho cái thiện, cái thiện ban đầu có thể bị đàn áp, phải nhịn nhục chịu đựng nhưng rồi, cải thiện vẫn sẽ là trân quý, là thứ sáng tỏa và chiến thắng. Cám và mẹ là đại diện cho cái ác, hết lần này đến lần khác giết Tấm nhằm chuộc lợi cho bản thân. Cái app có thể chiến thắng một lần, hai lần nhưng chẳng thể có được sự hạnh phúc, bình yên đến cuối cùng. Cái giá phải trả cho những hành động độc ác đó vô cùng đắt đỏ, nó chính là tính mạng, thứ quý giá nhất của con người.

Hơn thế nữa, sự xuất hiện của ông Bụt – thế lực siêu nhiên luôn luôn giúp đỡ, chở che và bảo vệ cho tấm chính là đại diện mãnh liệt nhất cho khách hàng và ước muốn của dân gian. Cái thiện, cái ác luôn luôn là những thứ đối lập và không thể dung hòa. Cái thiện sẽ đem đến những điều tốt đẹp cho con người. Nó không chỉ là sự bình yên trong tâm tưởng mà còn là niềm vui, sự hạnh phúc, sự thành công về sau. Hơn tất cả, cái thiện còn được cả xã hội ưu ái, công nhận. Thậm chí, nó còn được các thế lực siêu nhiên bảo vệ và trợ giúp khi gặp khó khăn. Điều này cũng giống như việc khi bị mẹ con Cám gây khó dễ, tấm luôn có được sự trợ giúp của ông Bụt. Bụt xuất hiện giống như là một phép màu đem đến điều kỳ diệu, niềm vui, sự hạnh phúc cho cô gái bé nhỏ bất hạnh. Nó hiện hình cho ước mơ mãnh liệt ngàn đời của nhân gian rằng người tốt sẽ luôn luôn được giúp đỡ và bảo vệ.

Xem thêm:  Kể về một lần bị cô giáo phạt của em bài văn của bạn Thu Hà đội tuyển học sinh giỏi Hà Nội

Tuy nhiên, đến cuối chuyện ta không còn thấy ông Bụt xuất hiện nữa. Đây cũng là một dụng Ý vô cùng thú vị mà nhân dân ta đã gửi gắm. Cái thiện hoàn toàn có thể chiến thắng cái ác bằng chính sức mạnh và sự quyết tâm của bản thân mình. Sự trợ giúp có thể bất lực nhưng lại không thể theo ta đến suốt cuộc đời. Chính vì vậy nàng Tấm đã tự thân mình mà chiến thắng mẹ con Cám độc ác. Đây là ý nghĩa nhân văn cao cả được chuyển tải thông qua câu chuyện cổ tích rất quen thuộc này. Để rồi, câu chuyện cổ tích Tấm Cám vẫn luôn luôn là bài học quý giá từ ngàn đời mà ông cha ta truyền dạy lại cho con cháu hôm nay và mai sau.

Bài viết liên quan