Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội hiện nay
Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội hiện nay
Hướng dẫn
Đề bài: Trong cuộc sống mỗi người chúng ta cần phải biết đồng cảm và chia sẻ. Anh chị hãy bình luận: Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội hiện nay
Mở bài Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội hiện nay
Khi cuộc sống càng phát triển con người càng thêm nhiều vấn đề để bàn luận, nhiều thứ trong xã hội mà được rất nhiều người quan tâm đó trong số đó có điều mà chúng ta cần để tâm đến chính là sự đồng cảm và chia sẻ giữa con người với nhau, vì sự thật thấy rằng con người đang dần mất đi sự gần gũi, sẻ chia trong cuộc sống mà thay vào đó là những sự vô tâm, đèn nhà ai người đấy rạng.
Thân bài Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội hiện nay
Khi còn bé, công nghệ chưa phát triển như ngày nay, với sự ra đỡ của nhiều loại điện thoại thông minh cùng với nhiều trò chơi điện tử thì chúng ta đang dần mất đi sự giao tiếp, mất đi sự đồng cảm cùng là con người với nhau, có khi như ở thành phố, kín cổng cao tường mà chưa từng nói chuyện với nhau câu nào mặc dù là nhà sát vách với nhau rất lâu rồi. Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập với thế giới kéo theo đó cũng rất nhiều hệ lụy, từ nhịp sống bề bộn trong xã hội, mỗi người có những ham muốn và địa vị riêng nên cho đến những truyền thống, đạo lí làm con người dần dần mọi thứ khiến con người ta đang xa cách nhau. Trong xã hội ấy con người dường như đã trở nên vô tình với cuộc sống của người khác, để “mạnh ai nấy lo”, “phải ai tai nấy”, cuộc sống trở nên tẻ nhạt thiếu đi sắc màu của cuộc sống.
Cùng tìm hiểu một số câu nói của các nhà văn về sự thờ ơ của con người trong xã hội bây giờ, một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Bắc Cực nơi lạnh nhất của trái đất nơi mà rất ít người sinh sống, nơi chúng ta cảm nhận được cái lạnh nhất của trái đất, con người sống không có tình thương thì chẳng khác gì thú vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo. Hay mọi người đời cũng có câu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, bởi vậy cuộc sống muốn tốt đẹp hơn cần sự cho đi và nhận lại đã trở thành quy luật của cuộc sống, làm người phải có qua có lại, tồn tại giữa tập thể, cộng đồng của ta không chỉ biết có mình, mà cần có sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày. Cuộc sống ngày nay đã quá đổi thay so với lúc trước, cuộc sống vật chất có thể đổi thay nhưng tình người thì không thể nào thay đổi được.
Nhưng chúng ta biết rằng, cuộc sống vốn không có gì là hoàn hảo và tuyệt đối bởi vậy bên cạnh những người như vậy thì cũng có hàng triệu trái tim, hàng triệu người muốn lên tiếng để cho cuộc sống này không còn những sự vô tâm đó mà đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng nghe mình để nhìn quanh, để đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình, các cụ ngày xưa có rất nhiều câu để nói lên những điều thương yêu nhằm để từ đó luôn nhắc nhở nhau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”, hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ, truyền lại cho các thế hệ con cháu làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp, nhân cách con người được hình thành tốt cũng nhờ những sẻ chia trong cuộc sống.
Mỗi người có một cuộc sống riêng, một hoàn cảnh riêng không ai giống ai cả, có người giàu người nghèo. Bạn có chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ gặp khó khăn trong cuộc sống mà không cần sự giúp đỡ của người khác? Vì thế mà bạn hãy biết rằng, chúng ta cần đồng cảm và chia sẻ với những người khó khăn với những người gặp khó khăn cần sự giúp đỡ, những hành động nhỏ nhưng mang lại nhiều ý nghĩa to lớn đối với bản thân mỗi người, làm cho xã hội này càng thêm nhiều trái tim giàu lòng yêu thương. Ngay trong hàng ngày chúng ta bắt gặp rất nhiều hoàn cảnh như vậy, bên cạnh những toà cao tầng đẹp đẽ ở các trung tâm thành phố thì ngay bên ngoại ô, gần những nhà cao tầng đó là những ngôi nhà ổ chuột với những đứa trẻ. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.
Từ lâu tinh thần đồng cảm và sẻ chia đã trở thành nhu cầu của con người Việt Nam, nước ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp được giữ gìn là lòng nhân ái, nồng hậu và ngày nay nó vẫn luôn thường trực trong nếp sống của người Việt, không thể thay đổi được. Lúc trước, dân ta còn trong cảnh thiếu cơm, thiếu gạo thậm chí chết vì đói vậy mà họ vẫn còn san sẻ cho nhau từng miếng cơm, có câu “tối lửa tắt đèn có nhau”, sống cùng sống chết cùng chết; ngày nay nét đẹp ấy vẫn còn được bảo tồn và phát huy, nhiều ngôi nhà tình nghĩa được mọc lên, bữa ăn miễn phí cho lao động nghèo hay nhiều trường học dành riêng cho trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn học tập và phát triển, các nhà tình. Không chỉ vậy nhà nước ta có các chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo và cận nghèo hàng năm cho các địa phương.
Là một người trẻ chúng ta cần có những hành động để thấy được những giá trị của tình thương yêu giữa con người với nhau, cùng chung ta mỗi người một chân một tay thì mới tạo nên sự thành công lớn, biết đồng cảm, biết chia sẻ chính là thấy được những tình cảm giàu tình thương yêu giữa chúng ta, đẩy lùi những sự vô cảm của đại đa số thanh niên ngày nay đang mắc phải, cho những thanh niên thấy được tầm quan trọng của yêu thương.
Kết luận Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội hiện nay
Nhiều nơi trong cả nước còn có các buổi ủng hộ cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống vươn lên trong học tập, các chiến dịch, phát động, thành lập quỹ “Vì người nghèo”, để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bức bách, đời sống cơ cực vượt lên số phận để sống một cuộc đời như những người bình thường khác, thậm chí đã vực dậy không biết bao nhiêu cảnh đời đen bạc mà chính họ cũng cảm thấy gần như mọi thứ đã quay lưng lại với cuộc đời họ, cho thấy những thông điệp yêu thương đang được phát triển đẩy lùi những điều xấu giúp con người cùng phát triển để có một đất nước giàu lòng nhân ái, nhiều trái tim yêu thương.
Theo Nhungbaivanhay.vn