Giới thiệu về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của tác giả Nguyễn Đình Chiểu


Giới thiệu về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Hướng dẫn

Những thông tin cơ bản về hoàn cảnh sáng tác, nội dung chủ đạo của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sẽ được trình bày trong bài Giới thiệu về tác phẩm “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Các bạn hãy cùng tham khảo để có thêm những thông tin bổ ích cho mình nhé.

1. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc tráng ca về những người nông dân nghĩa sĩ Nam Bộ

Nguyễn Đình Chiểu là một tác giả lớn của nền văn học Việt Nam thế kỉ 19 với những tác phẩm rất nổi tiếng. “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một tác phẩm như thế. Đây là khúc tráng ca về những người nông dân nghĩa sĩ Nam Bộ đã dũng cảm đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp.

– Giới thiệu về nguồn gốc của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc

Đêm ngày 14/12/1861, những người nghĩa sĩ trước kia vốn chỉ là những người nông dân hết sức bình thường vì quá căm phẫn với sự tàn ác của thực dân Pháp đã dũng cảm đứng lên đấu tranh tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc. Trận đánh đó đã tiêu diệt được một số tên địch và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp.

Bài liên quan đến tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

>>Phân tích bài thơ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của tác giả Nguyễn Đình Chiểu

>>Phân tích hình tượng người nông dân trong bài thơ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

>>Trình bày cảm nghĩ về 15 câu thơ đầu trong bài thơ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

>>Hướng dẫn soạn văn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của tác giả Nguyễn Đình Chiểu

– Kết quả của cuộc đấu tranh

Hơn hai mươi nghĩa quân đã anh dũng hi sinh. Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế này theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định lúc bấy giờ là Đỗ Quang để đọc trong lễ truy điệu của các nghĩa sĩ. Bài văn tế là tiếng khóc từ đáy lòng của tác giả cũng như tiếng khóc lớn của nhân dân trước sự hi sinh cao cả của những người nông dân nghĩa sĩ Nam Bộ.

2. Bài văn tế đã xây dựng thành công chân dung của những người nghĩa sĩ nông dân

Hình tượng người nghĩa sĩ được Nguyễn Đình Chiểu khắc họa hết sức rõ nét với nguồn gốc xuất thân là những người nông dân Nam Bộ nghèo khó, cần cù lao động nhưng có lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đấu tranh cao ngút trời. Tác giả thể hiện sự tiếc thương và cảm phục trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ. Đó không chỉ là tiếng khóc của riêng tác giả mà đó là tiếng khóc của cả một dân tộc dành cho những người nông dân nghĩa sĩ, dành cho thân phận những người nô lệ. Qua đó tác giả cũng ca ngợi linh hồn bất tử của những người nghĩa sĩ với quan niệm “ Chết vinh còn hơn sống nhục”. Họ ra trận không vì công danh bổng lộc mà chỉ vì một điều đơn giản đó là tinh thần yêu nước, quyết tâm không sống với thân phận nô lệ.

Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Bài văn tế là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và tính hiện thực. Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, mang đậm sắc thái Nam Bộ. Bài văn tế là một thành tự xuất sắc về xây dựng hình tượng nhân vật. Lần đầu tiên hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trở thành hình tượng trung tâm trong văn viết của dân tộc. Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan