Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Bài làm
Từ sau sự ra đi đầy tiếc nuối của Hàn Mặc Tử, biết bao thế hệ yêu thơ không khỏi xót xa. Ai có thể làm hết được hết mắt hết nước mắt mà người đời rơi xuống vì Hàn Mặc Tử? Những ngày cuối cùng trên giường bệnh, “Đây thôn Vĩ Dạ” giống như bản di thư cuối cùng mà người để lại cho đời. Bài thơ hấp dẫn và ám ảnh không chỉ bởi nội dung phản ánh, phong cách thể hiện mà còn là nội tâm ẩn chứa sâu kín sau đó.
Hàn Mặc Tử có cuộc đời chịu nhiều đau thương, là cây bút “lạ” nhất trong phong trào thơ mới 1930 – 1945. Hàn Mặc Tử luôn xây dựng hai thế giới nghệ thuật trong thơ là thiên nhiên tươi đẹp và lòng người lạnh giá. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ra đời sau khi Hàn nhận được bức bưu ảnh của Hoàng Thị Kim Cúc gửi vào những ngày cuối cùng người nằm trên giường bệnh. Bài thơ khắc họa bức tranh Huế tươi đẹp và tâm trạng của con người nuối tiếc, mặc cảm về hạnh phúc chia xa.
Hình ảnh vườn Vĩ Dạ hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ thật đẹp:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Câu thơ mở đầu như một lời trách móc, hờn dỗi của cô gái Huế dịu dàng đằm, thắm sông thông qua câu hỏi tu từ câu hỏi tu từ. Vĩ Dạ đẹp đến thế nào mà tiếng lòng ai đó lại thiết tha mời gọi như vậy? Vĩ Dạ đẹp tinh khôi rạng ngời nhờ “nắng mới” và “nắng hàng cau”. Vĩ Dạ có những hàng cau cao vút xanh, mỗi buổi sớm những tia nắng mới xuất hiện thì “nắng hàng cau” theo đó cũng hiện ra. Chưa hết, nắng mới còn làm cho khu vườn thêm “mướt”. “mướt” đặc tả sự tươi non mơn mởn đã kết hợp với từ “quá” càng tôn lên sức sống tột đỉnh của thiên nhiên Vĩ Dạ. Cái sắc xanh “xanh như ngọc” lại vẽ thêm cho Vĩ Dạ nét lung linh, rạng ngời. Bức tranh hấp dẫn đến mức ai đó cứ ngẩn ngơ ngắm nhìn sau cành trúc. “khuôn mặt chữ điền” có thể là người con gái Huế cũng có thể là chính Hàn Mặc Tử đang làm một chuyến đi về Vĩ Dạ bằng tâm tưởng, đứng từ xa mà ngắm nghía thiên nhiên trong trẻo, tươi đẹp.
Không chỉ vườn Vĩ, tác giả còn đưa người đọc về với dòng sông Hương thơ mộng:
“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Từ điểm nhìn sông Hương, ta bắt gặp những hình ảnh quen thuộc mà hoang sơ, gần gũi mà đầy chi xa. Đó là: gió, mây, thuyền, bến, dòng nước, hoa bắp, trăng…. Những hình ảnh phi lôgic của gió một chiều và mây một đường dường như thể hiện cô đơn, mặc cảm mơ hồ. Dòng sông cũng buồn lặng, gió và mây bỏ đi những lối riêng, tất cả chỉ để một mình hoa bắp đơn độc. Người đọc như vừa rùng mình vì sự cô độc, heo hút của không gian. Nó tượng trưng cho cuộc đời của Hàn Mặc Tử những ngày bị bệnh, bị kỳ thị sống một mình đơn độc dưới những cái chòi canh ở Gò Bồi, Xóm Tấn. Lòng thi sĩ còn đầy dự cảm bất an thể hiện trong hình ảnh trăng, thuyền và bến. Thuyền ai đang ở đâu? Liệu có kịp mang ánh trăng hạnh phúc về không? Nếu không kịp Hàn sẽ ra sao? Từ hoài nghi rồi trở nên tuyệt vọng, đó chính là niềm mặc cảm thường thấy trong thơ Hàn Mặc Tử.
Bức tranh không gian dần trở nên mờ ảo giống như đôi mắt con người đang ngấn lệ:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Thế giới nghệ thuật của thơ Hàn đã chia thành hai phần, hai câu thơ trên là thế giới của tinh khôi của “áo em trắng quá” còn hai câu thơ dưới chính là thế giới lạnh lẽo “sương khói mờ” Hàn Mặc Tử đang sống. Câu hỏi tu từ cuối bài lại như đặt ra một loạt các câu hỏi mới. Huế tươi đẹp quá có nhớ tới anh không? Em liệu có biết rằng ở đây cũng có một người nặng lòng với Huế không? Không điều gì còn lại trong chúng ta ngoài một chân dung của con người hoàn toàn mặc cảm.
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” đã thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của thơ Hàn: một cái tôi dạt dào, mặc cảm, sáng tạo ngôn từ mới mẻ, hình ảnh đa sắc thái… Nỗi cô đơn sầu tủi trong bài thơ cũng là đặc điểm chung của thế hệ nhà thơ Mới lãng mạn 1930 – 1945.