Phân tích nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của tác giả Huy Cận


Phân tích nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của tác giả Huy Cận

Hướng dẫn

Đề bài: Tràng giang là bài thơ thể hiện rõ nét hồn thơ ảo não, nhiều nỗi buồn của Huy Cận trong giai đoạn đầu. Anh chị hãy hãy phân tích nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của tác giả Huy Cận.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích nhan đề và lời đề từ bài Tràng giang

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Tràng giang là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận được sáng tác trong giai đoạn này. Đặc biệt, ngay nhan đề Tràng giang cùng lời đề độc đáo đã góp phần dẫn dắt, định hướng đồng thời hấp dẫn người đọc tìm hiểu, khám phá tác phẩm.

2. Thân bài

  • Nhan đề

– Nhan đề “Tràng giang” không chỉ góp phần hé mở nội dung bài thơ mà tràng giang còn chứa đựng được bao tâm sự, nỗi niềm thầm kín của Huy Cận về cuộc đời thế sự.

– Nhan đề “Tràng giang” với vần “ang” ở hai tiếng đã góp phần gợi mở cảm xúc chủ đạo của bài thơ, mang đến cho bài thơ ấn tượng đầu tiên về sự u buồn dai dẳng, nặng nề luôn da diết

+ tràng giang lại gợi ra không gian bất tận, mênh mông cả về chiều dài và chiều rộng của con sông

+ Vần “ang” kéo dài vô tận như nỗi niềm sầu muộn, suy tư của Huy Cận khi đứng trước sự mênh mông, vô định của dòng sông.

– Nhan đề “tràng giang” tuy ngắn gọn nhưng lại làm nổi bật được những nội dung, tư tưởng, cảm xúc chủ đạo được gửi gắm trong bài thơ.

  • Lời đề từ
Xem thêm:  Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của tác giả Nguyễn Khuyến

– Lời đề từ của bài Tràng giang “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” như một lời tâm sự đầy da diết nhưng lại có thể ẩn chứa nhiều ẩn ý sâu sắc về nội dung và nghệ thuật.

– Không gian gợi mở ra trước mắt người đọc là diện không gian lớn, choáng ngợp với tầm vóc của vũ trụ.

– Lời đề từ của bài thơ đã thể hiện được tâm trạng suy tư, sầu muộn của Huy Cận về sự nhỏ bé của con người trước vũ trụ rộng lớn.

– Bộc lộ nỗi khắc khoải không gian của hồn thơ Huy Cận

3. Kết bài

Có thể thấy với nhan đề và lời đề từ đầy tinh tế, độc đáo đã thể hiện được cái tài hoa của Huy Cận, đồng thời bộc lộ được cảm hứng, tư tưởng trung tâm của bài thơ Tràng giang.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng giang

Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới ở Việt Nam. Trước cách mạng, giọng thơ Huy Cận nổi bật với nỗi buồn u uất, sầu não, thể hiện cái tôi đầy trăn trở với nỗi niềm cá nhân, nỗi niềm thời thế. Tràng giang là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận được sáng tác trong giai đoạn này. Đặc biệt, ngay nhan đề Tràng giang cùng lời đề độc đáo đã góp phần dẫn dắt, định hướng đồng thời hấp dẫn người đọc tìm hiểu, khám phá tác phẩm.

Nhan đề được coi là xuất phát điểm đầu tiên, cửa ngõ quan trọng để người đọc có thể hấp dẫn, định hướng người đọc đến và khám phá tác phẩm. Nhan đề “Tràng giang” cũng vậy, không chỉ góp phần hé mở nội dung bài thơ mà tràng giang còn chứa đựng được bao tâm sự, nỗi niềm thầm kín của Huy Cận về cuộc đời thế sự.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn

Nhan đề “Tràng giang” với vần “ang” ở hai tiếng đã góp phần gợi mở cảm xúc chủ đạo của bài thơ, mang đến cho bài thơ ấn tượng đầu tiên về sự u buồn dai dẳng, nặng nề luôn da diết, triền miên trong cảm xúc của tác giả. Tràng giang là cái nói khác của “trường giang” nghĩa là một con sông dài (theo nghĩa Hán Việt) nhưng tác giả Huy Cận không sử dụng nguyên cụm từ trường giang mà cải biến thành “tràng giang”, bởi trường giang chỉ gợi ra chiều dài của con sông còn tràng giang lại gợi ra không gian bất tận, mênh mông cả về chiều dài và chiều rộng của con sông, vì vậy mà con sông trở nên dài rộng hơn, mênh mang hơn, xa xôi khắc khoải hơn trong tâm trí của người đọc. Vần “ang” kéo dài vô tận như nỗi niềm sầu muộn, suy tư của Huy Cận khi đứng trước sự mênh mông, vô định của dòng sông. Hình ảnh “tràng giang” trong bài thơ có thể bắt nguồn từ hình ảnh con sông Hồng trong thực tế, đứng trước bến đò Chèm, tác giả đã có những suy tư, bế tắc về cuộc đời, về con người. Nhan đề “tràng giang” tuy ngắn gọn nhưng lại làm nổi bật được những nội dung, tư tưởng, cảm xúc chủ đạo được gửi gắm trong bài thơ.

Nếu nhan đề là cửa ngõ có vai trò gợi mở, hấp dẫn người đọc đến và khám phá bài thơ thì lời đề từ chính là tiêu điểm thâu tóm nội dung của bài thơ. Tuy nhiên, trong thực tế không phải bài thơ nào cũng có lời đề từ. Lời đề từ của bài Tràng giang “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” như một lời tâm sự đầy da diết nhưng lại có thể ẩn chứa nhiều ẩn ý sâu sắc về nội dung và nghệ thuật. Lời đề từ này vốn được trích từ bài thơ “Nhớ hờ” trong tập Lửa thiêng. “Trời rộng”, “sông dài” đã gợi mở ra những diện không gian đa chiều, phạm vi không gian từ cao đến thấp, từ xa đến gần. Không gian gợi mở ra trước mắt người đọc là diện không gian lớn, choáng ngợp với tầm vóc của vũ trụ.

Xem thêm:  Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa | Làm văn mẫu

Nếu “bâng khuâng” là cảm giác xao xuyến, trống trải của con người khi đứng trước không gian rộng lớn của vũ trụ thì “nhớ” lại là sự hoài niệm của con người về một điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ. Lời đề từ của bài thơ đã thể hiện được tâm trạng suy tư, sầu muộn của Huy Cận về sự nhỏ bé của con người trước vũ trụ rộng lớn; bộc lộ nỗi khắc khoải không gian của hồn thơ Huy Cận đúng như nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận xét “Người thấy lạc loài giữa cái mênh mông của không gian, xa vắng của thời gian, lời thơ vì thế mà buồn rười rượi”.

Như vậy, có thể thấy với nhan đề và lời đề từ đầy tinh tế, độc đáo đã thể hiện được cái tài hoa của Huy Cận, đồng thời bộc lộ được cảm hứng, tư tưởng trung tâm của bài thơ Tràng giang.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Từ khóa tìm kiếm:

  • https://nhungbaivanhay vn/phan-tich-nhan-de-va-loi-de-tu-bai-tho-trang-giang-cua-tac-gia-huy-can html

Bài viết liên quan