Phân tích tiếng khóc của Phán mọc sừng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia


Phân tích tiếng khóc của Phán mọc sừng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Hướng dẫn

Trong trích đoạn “Hạnh phúc của một tang gia” xuất hiện một chi tiết vô cùng đặc sắc, đó là tiếng khóc đầy kì lạ của Phán mọc sừng “hứt hứt hứt”. Anh chị hãy phân tích tiếng khóc của Phán mọc sừng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích tiếng khóc của Phán mọc sừng

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: “Hạnh phúc của một tang gia” được coi là trích đoạn đặc sắc nhất thể hiện được tiếng cười trào phúng và nhiều tư tưởng nhân sinh sâu sắc trong Số đỏ. Một chi tiết nhỏ nhưng lại mang đến những ấn tượng vô cùng độc đáo trong đoạn trích này, đó chính là tiếng khóc của Phán Mọc Sừng “hứt, hứt, hứt”.

2. Thân bài

– Phán Mọc Sừng xuất thân là một trí thức, làm rể trong gia đình đại tư sản của cụ cố Tổ nhưng cuộc sống hôn nhân của Phán Mọc Sừng với vợ lại không hề hạnh phúc.

–> Vợ ngoại tình

– Phán Mọc Sừng biết toàn bộ sự thật về người vợ không đoan chính nhưng lại không lấy làm xấu hổ mà nhu nhược, vô liêm xỉ đến mức tự mang danh dự của mình ra để kiếm trác trong gia đình nhà vợ.

– Phán Mọc Sừng đã dùng năm đồng để mua chuộc Xuân Tóc Đỏ để trước mặt toàn bộ mọi người trong gia đình, Xuân sẽ chỉ tay vào mặt hắn và nói “Thưa ngàu, ngài là một người chồng mọc sừng”.

– Để hoàn thành “giao dịch” với Xuân Tóc Đỏ, Phán Mọc Sừng đã phải tự xây dựng một kịch bản, trong đó hắn vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên chính.

Xem thêm:  Soạn bài thơ Tràng giang của Huy Cận

–> Tiếng khóc “hứt hứt hứt” cũng là một phần trong kịch bản ấy.

– Phán mọc sừng khóc là để hoàn thành nốt những thỏa thuận với Xuân Tóc đỏ trước đó.

– Nhận được món hời lớn từ gia đình cụ cố Hồng để bưng bít sự thật về việc ngoại tình, Phán Mọc Sừng sung sướng, hạnh phúc vì nhận được:thêm vài ba nghìn bạc”.

– hắn cũng vô cùng sốt sắng muốn trả nốt năm đồng để giữ chữ tín cho bản thân. Khi hạ huyệt là cơ hội tốt nhất để Phán Mọc Sừng hoàn thành giao dịch.

3. Kết bài

Tiếng khóc của Phán Mọc Sừng cũng nằm trong chuỗi tiếng cười trong tác phẩm. Qua tiếng khóc này người đọc đã phần nào thấy được thực trạng xã hội mà Vũ Trọng Phụng lên án, thể hiện sâu cay cái bi hài trong một gia đình đại quý tộc danh giá.

Bài liên quan đến đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:

>>Phát biểu cảm nhận về nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

>>Trình bày cảm nhận về đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia

>>Phân tích tâm trạng của những nhân vật trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

>>Phân tích nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

>>Trình bày cảm nhận về tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

II. Bài tham khảo cho đề phân tích tiếng khóc của Phán mọc sừng

Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm “vô tiền khoáng hậu” có thể làm vinh dự cho bất cứ nền văn học nào có nó. Xuyên suốt 20 chương truyện, trong đó Hạnh phúc của một tang gia được coi là trích đoạn đặc sắc nhất thể hiện được tiếng cười trào phúng và nhiều tư tưởng nhân sinh sâu sắc. Một chi tiết nhỏ nhưng lại mang đến những ấn tượng vô cùng độc đáo trong đoạn trích này, đó chính là tiếng khóc của Phán Mọc Sừng “hức, hức, hức”.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu

Phán Mọc Sừng xuất thân là một trí thức, làm rể trong gia đình đại tư sản của cụ cố Tổ nhưng cuộc sống hôn nhân của Phán Mọc Sừng với vợ lại không hề hạnh phúc. Ngay cái tên gọi Phán Mọc Sừng cũng được bắt đầu từ việc vợ ông Phán có tư tình bên ngoài. Điều đáng nói là Phán Mọc Sừng biết toàn bộ sự thật về người vợ không đoan chính nhưng lại không lấy làm xấu hổ mà nhu nhược, vô liêm xỉ đến mức tự mang danh dự của mình ra để kiếm trác trong gia đình nhà vợ.

Phán Mọc Sừng đã dùng năm đồng để mua chuộc Xuân Tóc Đỏ để trước mặt toàn bộ mọi người trong gia đình, Xuân sẽ chỉ tay vào mặt hắn và nói “Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng”. Và đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của cụ cố Tổ. Là người trọng danh dự của gia đình, khi nghe lời nói của Xuân Tóc Đỏ cụ cố Tổ đã tăng xông mà chết.

Trong đám ma của cụ cố Tổ, để hoàn thành “giao dịch” với Xuân Tóc Đỏ, Phán Mọc Sừng đã phải tự xây dựng một kịch bản, trong đó hắn vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên chính. Tiếng khóc “hứt hứt hứt” cũng là một phần trong kịch bản ấy.

Trước khi hạ huyệt, Phán Mọc Sừng vẫn chưa thể trả năm đồng bạc cho Xuân Tóc Đỏ, trước khi tiếng khóc xuất hiện, ta thấy trong tác phẩm có hai chi tiết Xuân Tóc Đỏ xuất hiện bên Phán Mọc Sừng “Xuân tóc đỏ đứng cầm mũ nghiêm trang một chỗ bên cạnh ông Phán mọc sừng” và “lúc cụ cố Hồng mếu máo và ngất đi”. Cả hai chi tiết đều là cơ sở để tiếng khóc có một không hai của Phán Mọc Sừng xuất hiện.

Xem thêm:  Nghị luận về ý kiến Học để hành học với hành phải đi đôi Học mà không hành thì học vô ích

Trong đám ma của cụ cố Tổ chỉ xuất hiện hai tiếng khóc, đó là tiếng khóc của cố Hồng “mếu máo và ngấy đi” và “hứt hứt hứt” của Phán Mọc Sừng. Tuy nhiên cả tiếng khóc đều không xuất phát từ sự thương cảm, xót xa với người đã mất mà chỉ là sự giả tạo đến vô tình. Nếu như cụ cố Hồng khóc để cho thiên hạ biết mình là người con có hiếu thì Phán mọc sừng khóc là để hoàn thành nốt những thỏa thuận với Xuân Tóc đỏ trước đó.

Nhận được món hời lớn từ gia đình cụ cố Hồng để bưng bít sự thật về việc ngoại tình, Phán Mọc Sừng sung sướng, hạnh phúc vì nhận được:thêm vài ba nghìn bạc”, do đó hắn cũng vô cùng sốt sắng muốn trả nốt năm đồng để giữ chữ tín cho bản thân. Khi hạ huyệt là cơ hội tốt nhất để Phán Mọc Sừng hoàn thành giao dịch, cũng là đoạn cao trào nhất của vở kịch mà Phán Mọc Sừng dựng lên. Hắn khóc “hứt hứt hứt”, khóc to đến lả người đi, nhân cơ hội này hắn ngả vào người Xuân và chính lúc ấy hắn đã dúi thành công năm đồng vào tay của Xuân Tóc Đỏ.

Tiếng khóc của Phán Mọc Sừng cũng nằm trong chuỗi tiếng cười trong tác phẩm. Qua tiếng khóc này người đọc đã phần nào thấy được thực trạng xã hội mà Vũ Trọng Phụng lên án, thể hiện sâu cay cái bi hài trong một gia đình đại quý tộc danh giá.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan