Soạn bài Sự phát triển của từ vựng


Soạn bài Sự phát triển của từ vựng

Hướng dẫn

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng

I. Trả lời câu hỏi bài học

Câu 1: Trong bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu có từ “ kinh tế” là từ nói tắt của “ kinh bang tế thế” – có nghĩa là trị nước cứu đời. Từ kinh tế được sử dụng với thời buổi hiện nay không còn mang nghĩa trị nước cứu đời nữa mà nó mang nghĩa bao gồm tất cả các hoạt động lao động sản xuất của cải vật chất của toàn thể nhân dân rồi mang trao đổi, buôn bán, sư dụng. Như vậy có những từ mà nghĩa của nó có thể thay đổi theo thời gian, nghĩa cũ mất đi thay bằng những nghĩa mới có tính chất phù hợp với hoàn cảnh xã hội.

Câu 2:

a. Từ xuân trong câu: “…chị em mua sắm sửa bộ hành chơi xuân” có nghĩa chỉ mùa xuân, đây là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm phút giao mùa giữa đông sang hè, thời tiết ấm dần lên chuẩn bị cho một năm mới. Từ xuân trong câu này là từ mang nghĩa gốc.

Từ xuân trong câu 2: “Ngày xuân em hãy còn dài…” từ xuân ở đây chỉ tuổi tác, ý nói tuổi trẻ, tuổi đẹp nhất của người con gái. Từ xuân ở đây mang nghĩa chuyển.

b. Từ tay trong câu thứ nhất “…khăn hồng trao tay” từ tay ở đây là mang nghĩa gốc chỉ một bộ phận của cơ thể con người, bộ phận nối liền từ vai tới ngón tay có khả năng cầm, nắm.

Xem thêm:  Bình giảng bài ca dao Tát nước đầu đình ngữ văn 10

Từ tay trong câu thứ 2 “…cùng phường bán thịt cũng tay buôn người” từ tay ở đây lại chỉ chuyên hoạt động về một nghề, một môn nào đó, ở đây là giỏi về nghề nghề thịt lợn. Từ tay ở đây mang nghĩa chuyển.



II. Luyện tập

Câu 1: Tìm nghĩa của từ “ chân” trong các câu:

– Từ “ chân” trong câu a được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

– Từ “ chân” trong câu b được dùng với nghĩa chuyển theo phương thưc hoán dụ.

– Từ “chân” trong câu b được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

– Từ “ chân “ trong câu b được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

Câu 2: Định nghĩa về từ “trà”, nhận xét về nghĩa của từ này trong các cách dùng: trà atisô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen..

– Từ trà với nghĩa gốc là một loại nước uống từ lá chè khô.

– Từ trà trong những cách dùng như: trà atisô, trà hà thủ o, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen…được dùng với nghĩa chuyển. “ Trà” trong những cách dùng có nghĩa là sản phẩm thực vật đã qua chế biến ở dạng khô để pha nước uống.

Câu 3: Trong những cách dùng như: đồng hồ, đồng hồ nước…từ “ đồng hồ” ở đây được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ nhằm chỉ một dụng cụ để đo (điện, nước…) mà có bề ngoài hình dáng giống cái đồng hồ.

Xem thêm:  Soạn văn Thực hành một số phép tu từ ngữ âm



Câu 4: Tìm thí dụ để chứng minh các từ Hội chứng, Ngân hang, Sốt, Vua là từ nhiều nghĩa:

a. Hội chứng

– Nghĩa gốc: đó là tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện thành bệnh.

Ví dụ: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp.

– Nghĩa chuyển: có thể hiểu thành nghĩa chuyển đó là tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng một vấn đề của xã hộ cùng xuất hiện ở nhiều nơi.

b. Ngân hàng

– Nghĩa gốc: là nơi tổ chức kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, ứng dụng.

Ví dụ: Ngân hàng Vietinbank. Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng vietcombank…

– Nghĩa chuyển: tập hợp những thành phần, bộ phận cơ thể cần thiết nhứ: Ngân hàng máu hay tập hợp những dữ liệu liên quan đến một lĩnh vực nào đó như: Ngân hàng đề thi…

c. Sốt

– Nghĩa gốc: là một hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng lên đột ngột

Ví dụ: Sốt đến 40 oC

– Nghĩa chuyển: trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu, trạng thái khan hiếm về hàng hóa, giá tăng, hay một vấn đề mới xuất hiện gây sự chú ý của cộng đồng.

Ví dụ: Cơn sốt xe, cơn sốt điện thoại…

d. Vua

– Nghĩa gốc: Người đứng đầu nhà nhà nước có quyền lực tối cao, dùng quyền lực để cai trị trong thời phong kiến.

Ví dụ: Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long.

– Nghĩa chuyển: những người được coi trọng nhất trong một lĩnh vực nhất định như về sản xuất, kinh doanh, nghệ thật, thể thao…

Ví dụ: Vua bóng đá, Vua cầu lông…

Xem thêm:  Soạn bài Cảnh ngày xuân ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Câu 5: Trong hai câu thơ:

“Ngày ngày mặt trời đi qua bên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ nhất mang nghĩa gốc, một hiện tượng của tự nhiên.

Từ “mặt trời” ở câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác giả gọi Bác Hồ “mặt trời” dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng.Đây không phải là hiện tượng một từ phát triển thành nhiều nghĩa.Bởi vì sự chuyển nghĩa ở đây chỉ có tính chất lâm thời.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan